02/04/2023 22:30 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Tưởng chừng việc đầu tư vào đất chỉ là cho vui, nhưng thực tế việc này giúp tiền trong túi ông lại tiếp tục đẻ ra tiền.
Hoà Thân khét tiếng là đại tham quan không chỉ trong thời nhà Thanh mà còn xuyên suốt cả lịch sử Trung Hoa.
Từ khi bước vào hoàng cung với chức vụ thị vệ cho đến khi được phong làm quan lớn, Hoà Thân luôn thể hiện tài trí và khả năng khôn khéo hơn người của mình. Chính vì thế, Hoà Thân được vua Càn Long rất ưu ái và trọng dụng. Càn Long còn gả Thập công chúa, người con mà ông rất mực yêu thương cho Phong Thân Ân Đức, con trai của Hòa Thân. Điều này khiến Hoà Thân không chỉ nắm quyền mà còn trở thành họ hoàng thân thích với Hoàng đế.
Khi quyền lực càng cao, lòng tham và sự ích kỷ của Hoà Thân cũng lớn dần. Mọi chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày của Hoàng đế khi ấy đều do Hoà Thân đảm nhiệm, vì thế ông muốn lấy bao nhiêu tiền trong ngân khố cũng không có ai dám kiểm soát.
Chủ nhân của khối tài sản khổng lồ
Ngoài ra, Hoà Thân còn quản việc thăng quan tiến chức của quan lại. Chỉ cần ông đặt bút, ai muốn làm quan sẽ được làm quan. Vì thế, không ít người sẽ đút lót tiền bạc và quà cho Hoà Thân.
Nguồn tiền thứ ba của Hoà Thân còn đến từ kinh doanh. Ông được mệnh danh là doanh nhân lớn nhất triều nhà Thanh. Các cửa hàng mà Hoà Thân mở bao gồm hiệu cầm đồ, cửa hàng lương thực, quán trọ, cửa hàng đồ cổ, cửa hàng đồ sứ…
Theo sử sách chép lại, khi nhà của Hoà Thân bị lục soát, người ta đã phát hiện ra khoảng 800 triệu lượng bạc. Không chỉ vậy, rất nhiều hiệu cầm đồ, cửa hàng, ruộng đất của Hoà Thân cũng bị tịch thu với tổng giá trị khoảng 300 triệu lượng bạc. Như vậy, tổng tài sản của Hoà Thân là khoảng 1,1 tỷ lượng bạc. Con số này lúc bấy giờ là vô cùng lớn, trong khi lương tháng của quan nhất phẩm lúc bấy giờ chỉ khoảng mấy chục lượng bạc.
Chưa kể, vào thời Càn Long, tiền thu thuế hàng năm của triều đình là 70 triệu lượng bạc. Thế nên khối tài sản mà Hoà Thân cất giấu tương đương với ngân khố của Nhà Thanh tích góp trong vòng 15 năm.
Các đồ vật quý giá khác: 11 tảng san hô (mỗi tảng cao hơn 1m), 14.300 xấp lụa tốt, 20.000 tấm len lông cừu loại tốt, 550 tấm da cáo, 850 tấm da gấu, 56.000 tấm da cừu và da gia súc với độ dày khác nhau, 7.000 bộ quần áo tốt (mặc trong cả bốn mùa), 361.000 chiếc bình bằng đồng và thiếc, 100.000 đồ sứ được làm bởi các nghệ nhân có tiếng, 24 cái giường bằng vàng ròng có trang trí tinh xảo (mỗi giường có gắn trung bình 8 loại đá quý khác nhau), 460 cái đồng hồ tốt của châu Âu.
Mánh khóe giấu tiền kỳ lạ: Càng cất lại càng lãi
Sở hữu trong tay cả núi vàng núi bạc, một người có đầu óc tài chính nhạy bén như tham quan họ Hòa này đã nhanh chóng nghĩ ra một diệu kế để đề phòng trộm cắp, đồng thời cũng khiến tiền đẻ ra tiền. Đó chính là quy đổi một phần không nhỏ tiền bạc ra bất động sản.
Theo Qulishi, các phủ đệ thời cổ đại thường chia ra làm phòng chính và hai dãy đông tây. Trong khi đó, hoa viên của Hòa Thân thời xưa chỉ tính riêng dãy phòng chính đã có tới 730 gian, dãy phía đông có 360 gian, dãy phía tây có 350 gian, đó là chưa kể tới hàng trăm gian phòng phụ khác.
Về đất đai, Hòa Thân còn được biết tới là một đại địa chủ chính hiệu với ruộng đồng lên tới xấp xỉ 8000 mẫu, cửa hàng vàng bạc có 10 tiệm, số lượng tiệm cầm đồ cũng xấp xỉ con số này.
Dùng tiền bạc quy đổi ra đất đai và bất động sản có thể xem là một cách quản lý tài chính hết sức thông minh vào thời bấy giờ.
Bởi lẽ kẻ trộm dù có lấy được giấy tờ đất đai hay nhà cửa thì cũng không có ích gì, hơn nữa dẫu có dám mang đi cầm cố hay mua bán cũng dễ dàng bị quan phủ bắt lại.
Chưa dừng lại ở đó, tương truyền rằng Hòa Thân năm xưa còn áp dụng một biện pháp kín đáo hơn: Đó là khoét rỗng cột nhà rồi cất giấu vàng bạc vào trong đó.
Tuy nhiên tính thực hư của phương pháp giấu của này cho tới nay vẫn gây tranh cãi.
Không chỉ vậy, đối với những bảo vật hiếm có khó tìm, Hòa Thân còn nghĩ ra những cách chống trộm hết sức độc đáo.
Tương truyền rằng năm xưa một trong hai bảo vật trấn trạch của viên quan này chính là một con tỳ hưu bằng ngọc phỉ thúy. Bấy giờ, Hòa Thân đã đem vật ấy cất giấu trong hòn giả sơn trước phủ đệ.
Chỉ tới khi gia sản bị tịch biên, hòn giả sơn bị phá, người ta mới phát hiện ra con tỳ hưu bằng ngọc với kích cỡ và độ quý giá còn vượt mặt tỳ hưu của nhà vua.
Thua chóng vánh trước võ sĩ Việt Nam, Lý Tiểu Long của Trung Quốc rốt cuộc chỉ có hư danh?Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất