27/09/2010 07:51 GMT+7 | Văn hoá
Lụa Bức Phụ nữ Hà Nội - Lê Thị Kim Bạch Tranh lụa Việt Nam đã từng có thời kỳ vàng son với tên tuổi của Nguyễn Phan Chánh, sau nữa là Mộng Bích, Lê Kim Bạch, Nguyễn Thụ… Nay, số lượng họa sĩ ngày càng nhiều, tỉ lệ thuận với số lượng các triển lãm mỹ thuật cá nhân, nhóm và triển lãm quy mô lớn. Một họa sĩ gắn bó với công tác giảng dạy tranh lụa 20 năm qua từng tổng kết: nhìn từ Triển lãm mỹ thuật toàn quốc (định kỳ 5 năm) từ năm 1995 trở lại đây, sẽ thấy số lượng tranh lụa ngày càng ít dần và… tỉ lệ thuận với số lượng cũng như mức độ giải thưởng dành cho nó. Trong tương quan ấy, việc bi quan về sự tồn vong của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam hẳn là có cơ sở. Từ thực tế trên, Chuyên đề Lụa được thực hiện với mong muốn không chỉ điểm lại thành tựu mà còn cùng nhìn nhận lại các giá trị lâu bền của tranh lụa. Đó là điểm tựa để chúng ta giữ niềm tin về tương lai của thể loại hội họa này. Tổ chức chuyên đề: PHONG VÂN |
“Cái gì là động lực thúc đẩy việc khai thác một chất liệu truyền thống? Đối với nghệ sĩ, đó là lòng tự hào dân tộc, hay đúng hơn, là ý thức dân tộc, ý thức về những truyền thống văn hiến của dân tộc mình. Ý thức dân tộc dâng cao là do những biến đổi tiến bộ trong lịch sử xã hội. Đặc biệt, khi diễn ra những biến đổi lớn lao, sức sống của dân tộc được đem ra thử thách, đối lập với những lực lượng bên ngoài, những lực lượng ngăn cản sự tiến bộ. Đó là những cuộc chiến thắng ngoại xâm, những thời kỳ hưng thịnh về kinh tế, những cuộc cách mạng, những cải cách có ý nghĩa xã hội lớn. Khi một dân tộc bộc lộ sức sống của mình về mặt đấu tranh cho tiến bộ xã hội, thì cũng đồng thời bộc lộ những truyền thống rực rỡ về văn hóa của mình. Những nghệ sĩ tự hào về những truyền thống đó, và tìm cách khai thác chúng, phát huy chúng lên. Họ tự ý thức về vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với dân tộc trong việc gìn giữ và phát huy những truyền thống. Ở Việt Nam ta, thời nhà Trần thắng quân Nguyên, thời nhà nước phong kiến tập quyền được củng cố, ý thức dân tộc phát triển, thì ông Nguyễn Thuyên mới dám dùng tiếng Việt làm “chất liệu” cho thơ Đường luật để tạo nên thơ “Hàn luật”- tác phẩm nghệ thuật dân tộc. Không yêu thương người Việt Nam, không tự hào về họ, thì làm sao Nguyễn Du lại lấy được thơ lục bát dân gian mà đắp nên hình tượng nàng Kiều! Gần đây hơn, trong nghệ thuật tạo hình của ta, không phải ngẫu nhiên mà những chất liệu ghi được nhiều thành công nhất lại là những chất liệu truyền thống: sơn mài, lụa... Trong cái ánh sáng tù mù mị dân của chính sách khai hóa thực dân, những họa sĩ yêu nước đã bắt đầu ý thức được về dân tộc mình. Ý thức dân tộc đó còn mơ hồ, có khi mang tính hoài cổ, khi mang màu sắc cải lương, khi nặng ý thức hệ tư sản... Song họ đã bắt đầu có ý thức về dân tộc và truyền thống văn hiến của “con Rồng cháu Tiên”, của “dòng giống Lạc Hồng”... Lòng tự hào đó cho họ đủ dũng cảm để khai thác sơn mài, vốn chỉ là một chất liệu thủ công, để làm tranh bày bên cạnh những bức sơn dầu, một chất liệu đứng hàng đầu với hàng mấy trăm năm lịch sử huy hoàng. Tủi hổ về thân phận người Việt Nam nô lệ mà vẽ Người đàn bà rửa rau (họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, bức tranh này có tên nguyên bản Rửa rau cầu ao - BT) âm thầm lên lụa cho thật trân trọng, thì đó cũng là dấu hiệu của một lòng tự hào dân tộc chân chính sẽ hình thành...”. Họa sĩ Nguyễn Quân (Khai thác chất liệu truyền thống cho những đề tài đương đại, tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số 5 & 6, năm 1978). |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất