12/10/2016 07:12 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Sau 4 năm vắng bóng ở Hoa hậu Trái đất, đại diện Việt Nam vừa "tái xuất" cuộc thi này với ứng viên hiện nhận được nhiều kỳ vọng từ công luận: Hoa khôi Nam Em. Tuy nhiên, thực tế, chất lượng của Hoa hậu Trái đất ngày càng bị cho là "tuột dốc không phanh".
Giám đốc quốc gia của tổ chức Hoa hậu Venezuela - Osmel Sousa, người được xem là "ông hoàng" trong thế giới hoa hậu đã trả lời phỏng vấn trên tờ El Nacional về việc tại sao không tiếp tục mua bản quyền Hoa hậu Trái đất: "Nó không phải cuộc thi loại 2, mà nó là một cuộc thi loại 4".Từ dấu ấn ban đầu
Không chỉ một mình ông, mà còn có khá nhiều giám đốc quốc gia nổi tiếng khác của Mexico, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ... cũng không tiếp tục ký hợp đồng với cuộc thi có trụ sở tại Philippines. Mặc dù trước đó, dưới thời của Osmel Sousa (2010-2015) thì ông giúp cho thành tích Venezuela tại Hoa hậu Trái đất với: 1 hoa hậu (2013), 3 á hậu (2011, 2012, 2014).
Nhìn lại lịch sử của cuộc thi này khi nó bắt đầu tổ chức vào năm 2001 và qua từng năm càng được nâng cao chất lượng, quảng bá hình ảnh, cũng như thông điệp rõ ràng về mục tiêu, trách nhiệm của hoa hậu phải làm khi đương nhiệm.
Các người đẹp được BTC Hoa hậu Trái đất chào đón bằng tấm băng - rôn “hội chợ”
Năm 2003, cuộc thi tạo nên làn sóng dư luận lớn và tạo tiếng vang lớn với thí sinh Vida Samadzai - hoa hậu Afghanistan đầu tiên tại một cuộc thi quốc tế, hình ảnh của cô trong bộ bikini màu đỏ tại cuộc thi làm rúng động truyền thông thế giới. Và khi thí sinh được nâng lên 80-90 thí sinh, phần lớn là các người đẹp cấp quốc gia càng tạo cho nó một thế đứng mới.
Việt Nam từng là đồng chủ nhà vào năm 2007 và tổ chức toàn bộ cuộc thi vào năm 2010 tại Nha Trang. Công ty Elite Việt Nam cũng từng giữ bản quyền cuộc thi từ năm 2003 đến 2007, sau đó ngừng không tiếp tục gửi thí sinh trong những năm tiếp theo cho đến khi Báo Thanh Niên mua lại quyền cử đại diện từ năm 2010 đến 2012.
Đến những “bê bối”
Sau 4 năm vắng bóng ở Hoa hậu Trái đất, đại diện Việt Nam vừa "tái xuất" cuộc thi này với ứng viên hiện nhận được nhiều kỳ vọng từ công luận: Hoa khôi Nam Em. Tuy nhiên khán giả trên toàn thế giới đã thực sự bị sốc trước cách mà ban tổ chức cuộc thi năm nay chào đón thí sinh, bằng một tấm áp phích không thể "bôi bác" và diêm dúa hơn.
Đây chỉ là một trong những chuỗi sự kiện kể từ năm 2007 khi cuộc thi này tuột dốc không phanh, và ngày càng trở nên thảm họa như ngày hôm nay. Bắt đầu với sự thiên vị chủ nhà Philippines một cách có hệ thống khi liên tiếp đội vương miện hoặc trao danh hiệu á hậu không xứng đáng cho các người đẹp Philippines, hoặc mang trong mình nguồn gốc Philippines.
Trên mạng xã hội, Hoa hậu Bỉ bức xúc vì “cơm hộp” đạm bạc
Điều này đã làm cho rất nhiều nước tức giận khi những giải thưởng được trao không xứng đáng cho những cô gái quá kém sắc, thiếu chiều cao... Trong khi những ứng cử viên sáng giá khác, xinh đẹp, tài năng thì bị đánh rớt không thương tiếc.
Năm 2012, Hoa hậu Trái đất còn bị tố chia những hộp thức ăn thiếu dinh dưỡng cho các thí sinh, nhiều người đã giật mình khi hoa hậu Bỉ đăng tải hình ảnh về "bữa ăn" mà các thí sinh phải dùng hàng ngày.
Năm 2013, đại diện của New Zealand phải rời khỏi cuộc thi sớm vì ngộ độc thức ăn. Năm 2015 khi cuộc thi tổ chức tại nước Áo, ngay lập tức bị Hoa hậu Đài Loan (Trung Quốc) cùng quản lý đã tung ra những bằng chứng về việc ban tổ chức không thể cung cấp những bữa ăn tối thiểu, chỉ có mì với sốt cà chua.
Một vài người đẹp phải tự bỏ tiền túi để gọi đồ ăn ở ngoài vì khẩu phần "chết đói" được ban tổ chức cung cấp. Thay vì 2 thí sinh ở 1 phòng như các cuộc thi khác, ban tổ chức rút giảm chi phí bằng cách xếp 4 người/phòng.
Những điều kể trên chỉ là một trong số nhiều ví dụ về việc thể hiện sự tắc trách không đáng có của cuộc thi đã qua 15 lần tổ chức. Tuy nhiên, những điều đó chưa thực sự rúng động bằng việc vào năm 2014, khi ban tổ chức lộ đoạn phim trao đổi về việc buôn bán giải thưởng giữa bà trưởng ban tổ chức với một phóng viên khi ngã giá hàng triệu USD nếu muốn giải nhất tại Hoa hậu Trái đất.
Và cũng từ đó đến nay, Philippines tự tổ chức và cũng tự đăng quang ngôi vị cao nhất 2 năm liên tiếp (2014-2015) vì không có người "mua giải".
Vì những sai lầm mang tính dây chuyền và những bê bối xảy ra liên tiếp đã khiến cuộc thi bị chuyên trang Global Beauties loại khỏi danh sách Grand Slam.
Donald Nguyễn
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất