24/05/2015 05:24 GMT+7 | Bóng đá Việt
(Thethaovanhoa.vn) - Kể từ khi bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại (SEA Games 1991), và cho đến thời điểm này, dù đã có một số chuyển dịch về số huy chương vàng, cả Tiger Cup (nay là AFF Cup) và SEA Games, một số nước từng tiếm ngôi vô địch Thái Lan, nhưng rõ ràng, bóng đá xứ Chùa vàng vẫn là tượng đài của khu vực.
Tất nhiên, không một anh hùng nào mà không có một đối thủ đáng nể sợ, nhất là bóng đá, chẳng ai có thể mạnh mãi. Những ngày đầu hội nhập, có thể nói Indonessia và Việt Nam là hai đối thủ khiến người Thái phải “mất ngủ” vì nhiều yếu tố.
SEA Games năm 1991 và 1993, chúng ta chưa để lại ấn tượng nhiều. Nhưng đến 1995, tại Chiang Mai, ĐTVN đã làm nên một sắc thái mới, xác lập vị thế mới khi lọt vào chung kết. Dù thua Thái Lan nhưng đã khiến đối thủ lớn phải nể phục, nhất là yếu tố tinh thần- tinh thần cầu thủ, hào khí từ khán giả Việt Nam.
Bốn năm sau, thầy trò HLV Riedl lập kỷ lục với 450 phút (từ vòng bảng đến sau trận bán kết) chưa để thủng lưới. Dù lại thua Thái Lan ở chung kết nhưng ĐTVN đã có bước tiến dài về chuyên môn.
Từ đó đến nay, chúng ta đã quá nhiều lần chạm trán với Thái Lan ở các cuộc đối đầu then chốt và cả chung kết.
Tiếc rằng, bóng đá Việt Nam đã không tận dụng được nền tảng tốt đẹp đã xác lập được ngay khi khởi phát hòa nhập, để vươn lên mạnh mẽ hơn. Chỉ một lần vô địch AFF Cup (một lần vượt qua Thái Lan ở chung kết) là quá ít. Người Thái phải e dè chúng ta, nhưng AFF Cup 2008 mới là lần duy nhất, chúng ta thấy người Thái bấn loạn sâu sắc trước bóng đá Việt!
Chúng ta đã dành được sự tôn trọng của Thái Lan. Vấn đề, bóng đá không chỉ là tinh thần, chỉ mãi sống trong ngợi khen kiểu khán giả Việt Nam xứng đáng số một Đông Nam Á, hay tinh thần của cầu thủ Việt Nam là tuyệt vời. Tuyệt vời nếu không vô địch, không thể vượt ngưỡng, cũng chẳng giải quyết điều gì.
Chiều nay Thái Lan chắc chắn sẽ ngán ngại thầy trò HLV Miura. Nhìn chung, các ĐTQG Việt Nam với tất cả những chuẩn bị tốt nhất có thể dưới thời HLV Toshiya Miura, không thể nói là Thái Lan không quan tâm.
Thái Lan có lợi thế sân nhà, lại được đánh giá cao hơn về tiềm năng, nhưng bóng đá nhiều khi “cửa dưới” cũng dễ đá hơn trong trường hợp đối thủ không quá chênh lệch đẳng cấp? Nếu Thái Lan lại chểnh mảng như hồi AFF Cup 2008, thiếu chút tôn trọng đúng mực, không loại trừ khả năng họ sẽ dính đòn hồi mã thương, trước một Việt Nam không chịu nhiều áp lực chiến thắng bằng mọi giá.
Nhưng muốn thế, các học trò Miura (và cả ông thầy Nhật Bản) phải học cách chiến thắng được bản thân mình. Bóng đá chỉ tinh thần và sự lạc quan thôi chưa đủ.
“Muốn vượt qua vòng loại Asian Cup 2019, thậm chí là vòng loại World Cup 2018, đối thủ lớn nhất của Thái Lan ở bảng đấu này không phải Iraq, mà chính là Việt Nam. Họ sẵn sàng hy sinh SEA Games 28, dồn toàn lực cho mặt trận này. HLV Toshiya Miura và các học trò của ông có cơ hội chiến thắng, trong khuôn khổ một trận đấu, hoặc ít nhất cũng cầm hoà được họ. Tôi nghĩ, nếu có những tính toán hợp lý về điểm rơi thể lực và tâm lý chiến, chúng ta sẽ có cơ hội”, HLV Nguyễn Văn Sỹ. Thể lệ vòng loại World Cup 2018 và Asian Cup 2019 Ở bảng F có năm đội là Iraq, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Đài Loan (TQ). Đội nhất bảng sẽ có mặt ở vòng 3 vòng loại World Cup. Đồng thời giành vé vào VCK Asian Cup 2019. 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất lọt vào vòng 3 vòng loài World Cup. Đồng thời giành vé vào VCK Asian Cup 2019. 4 đội nhì bảng còn lại không tiếp tục vòng loại World Cup. Thay vào đó, họ sẽ có mặt ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2019. Hai đội thứ 3,4 các bảng: lọt vào vòng loại thứ 3 Asian Cup 2019 4 đội bét bảng có thành tích tốt nhất: lọt vào vòng loại thứ 3 Asian Cup 2019. |
Trần Hải
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất