09/05/2015 09:57 GMT+7 | Thế giới
Tình trạng rối loạn tăng động, giảm chú ý thường gặp ở học sinh nam, cụ thể có 7,17% học sinh nam mắc tăng động, giảm chú ý và cao hơn học sinh nữ là 5,36%. Biểu hiện lâm sàng đối với tình trạng tăng động là hoạt động luôn chân tay như thể được gắn “động cơ” là biểu hiện gặp ở tất cả các trẻ tăng động, tiếp theo là các biểu hiện như cãi nhau, đánh nhau với bạn, cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo, ngồi không yên...
Đối với biểu hiện giảm chú ý thường gặp ở lỗi cẩu thả trong học tập và công việc, trẻ gặp khó khăn khi phải duy trì chú ý, trẻ không chú ý nghe hội thoại, trẻ không tuân theo hướng dẫn hoặc không chú ý vào chi tiết… Một số nghiên cứu cho thấy bệnh tăng động, giảm chú ý liên quan đến quá trình mang thai và sinh đẻ. Đối với trẻ sinh thiếu tháng có tỷ lệ mắc cao nhất lên đến 10,7%. Các mối liên quan với sự xuất hiện của tăng động, giảm chú ý cũng được tìm thấy trong những trường hợp sinh non, ngôi ngược hay ngôi ngang, bất thường dây rốn khi sinh.
Hiện nay, Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương đã tiến hành một số nghiên cứu về điều trị giai đoạn trầm cảm vừa bằng kích thích từ xuyên sọ; quy trình áp dụng phương pháp từng bước nhỏ nhằm phát triển kỹ năng vận động cho trẻ tự kỷ 3 - 4 tuổi; nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm lo âu ở bệnh nhân viêm phổi tác nghẽn mạn tính… Do rối loạn tăng động, giảm chú ý thường gặp ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở nhưng chưa được nhận biết và phát hiện sớm, do đó cần tăng cường tuyên truyền đến cộng đồng và cha mẹ học sinh, nhằm phát hiện sớm bệnh lý của con em để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
P.V (theo TTXVN)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất