Hiện nay, tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp. Bên cạnh việc giải quyết các điểm ùn tắc cũ lại phát sinh các điểm ùn tắc mới và nguyên nhân chủ yếu là do phương tiện giao thông cá nhân phát triển quá nhanh, trong khi hạ tầng giao thông không theo kịp. Thực trạng này được đề cập nhiều lần tại các cuộc họp bàn về giải pháp chống ùn tắc giao thông cho Thủ đô, nhưng tiếc thay đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu.
Hà Nội đang nghiên cứu, thực hiện đề án “Phân vùng hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030”. Vậy, đề án này có gì mới?
Ngày 4/7, với 95/96 đại biểu biểu quyết đồng ý, Hội đồng nhân dân (HĐND) Hà Nội đã thông qua Nghị quyết “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn 2030”.
Không đồng tình với các biện pháp cưỡng chế, ông Takagi Michimasa, Chuyên gia tư vấn cao cấp, Công ty Almec, Nhật Bản nhận xét, về biện pháp kinh tế trong hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, thực hiện biện pháp cưỡng chế là điều không hề dễ dàng.