17/12/2010 16:11 GMT+7 | Phim
Trên thế giới, thật khó để thống kê có bao nhiêu phim khai thác chủ đề ma-sơ, nhưng tựu trung thì chỉ có mấy mô-típ chính: ma-sơ hành động (đánh đấm, bắn giết), ma-sơ có người tình (có bầu, có con), masơ “nằm vùng”, ma-sơ gặp bi kịch rồi được phong thánh...
Em hiền như ma-sơ kể về 2 người phụ nữ, một là ni cô (Anh Thư), một là ca sĩ (Siu Black), vốn không hề quen biết nhau, có cuộc sống và sự nghiệp hoàn toàn khác nhau nhưng số phận đưa đẩy họ chung sức cùng vượt qua khốn khó. Có ý kiến cho rằng Em hiền như ma-sơ gợi nhớ đến phim Sister Act (ĐD: Emile Ardolino, sản xuất năm 1992) mà nữ vai chính là Whoopi Goldberb người da màu, với thân hình khá giống Siu Black. Cả hai phim đều kể chuyện về nữ ca sĩ trốn vào tu viện, cải trang thành ma-sơ rồi "hành động". Về công việc ngoài đời thì Whoopi Goldberb và Siu Black cũng khá giống, đều là ca sĩ, giám khảo, MC... có cá tính, nổi tiếng trên truyền hình...
Vì phim “còn trong vòng bí mật” với tất cả khán giả, độc giả, nên chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng đạo diễn Hoàng Thiên Trụ để “giải quyết” các thắc mắc này.
Từ ca khúc của Phạm Duy
Đạo diễn Hoàng Thiên Trụ |
* Hãy khoan nói tới các phim có chủ đề về ma-sơ trên thế giới, tại Việt Nam, ca khúc Em hiền như ma-sơ (thơ: Nguyễn Tất Nhiên, nhạc: Phạm Duy) rất nổi tiếng, nó có gợi hứng gì với anh khi viết kịch bản và làm bộ phim này?
* Như đã nói ở trên, phim về ma-sơ trên thế giới rất nhiều. Anh có bình luận gì về nhận xét rằng Em hiền như ma-sơ của anh giống với phim Sister Act?
- Tôi viết kịch bản này từ 4-5 năm trước, lúc ấy chưa quen Siu Black nhưng hình mẫu về một nhân vật kiểu như vậy thì tôi đã “đo ni”. Đúng như bạn nhận xét, phim về ma-sơ trên thế giới rất nhiều, nhưng thủ pháp để làm phim chủ đề này thì khá đơn điệu, bởi nếu ma-sơ mà không hành động, không gặp nghịch cảnh éo le thì có gì để mà xem. Hơn nữa, chúng ta không thể vào tu viện, nhà thờ để bê nguyên một hình mẫu ma-sơ rồi đưa lên phim, như vậy thì càng đơn điệu.
Ở cái vỏ bề ngoài, vai Emme Tiên (Siu Black) và Deloris van Cartier (Whoopi Goldberg) có vài nét giống nhau, nhất là chuyện ca sĩ thất thời trốn vào tu viện. Nhưng Em hiền như ma-sơ còn có Tịnh Đức (Anh Thư), chính nhân vật với xuất thân ni cô này làm cho phim khác biệt. Tuy 1/3 thời lượng trên phim có bối cảnh ở nhà thờ, nhưng câu chuyện không lấy nhà thờ hay đời sống các ma-sơ làm trung tâm, mà là việc truy sát của các băng đảng xã hội đen.
Là tác giả, tôi muốn gửi gắm thông điệp: hòa đồng tôn giáo, mọi tôn giáo cùng giúp đỡ lẫn nhau.
* Được hé lộ là phim hài - hành động, chắc yếu tố hài sẽ nhiều hơn và nghiêng về các phân đoạn của Siu Black, Trấn Thành?
- Tôi nghĩ hành động sẽ nhiều hơn, với 3-4 hành động lớn và 2-3 hành động nhỏ, còn hài chỉ là cảm hứng để dựng lên câu chuyện trái khoáy này. Có trường đoạn băng đảng xã hội đen Tư “tay sắt” dùng cả máy bay trực thăng và tên lửa để truy sát, rồi bắn giết, đâm chém... cũng cho thấy hành động rất được chú trọng.
* Công ty Saillywood của anh đang ấp ủ dự án phim cổ trang Vương quốc Âu Lạc với mức đầu tư khoảng 8-10 tỷ đồng, nếu so với sự “hét giá” của vài phim Việt hiện nay, số tiền này nghe rất “khiêm tốn”. Vậy khi thực hiện Em hiền như ma-sơ, bên anh đầu tư bao nhiêu, thực hiện trong bao lâu, và khó khăn chính là gì?
- Phải nói thật, chúng tôi vốn quen nghề làm phim quảng cáo, mọi tính toán phải hợp lý đến từng giây, nên cái giá mà chúng tôi dự kiến là để các nhà đầu tư có thể làm, chứ không phải để khoe khoang. Ai cũng biết làm phim thì khá tốn tiền, nhưng làm sao để tốn ít nhất mới là hợp lý. Nhất là với các thị trường còn hẹp như Việt Nam, làm một phim 8 tỷ đồng, đa phần các nhà sản xuất phải chịu lỗ 2 tỷ đồng, vì số rạp chiếu còn ít, thời gian trụ rạp ngắn.
Với Em hiền như ma-sơ, chúng tôi có gần 1 tháng để quay, 1 tháng hậu kỳ và nửa tháng chuẩn bị ra rạp. Rất tiếc phía phát hành không cho công bố mức đầu tư, chứ nếu được phép, chúng tôi sẵn sàng cung cấp để mọi người dễ hình dung.
Khi bắt tay vào làm, bản thân tôi không gặp khó khăn gì, chỉ sau khi phim hoàn tất với thời lượng 117 phút, phải ngồi cắt xuống 90 phút theo yêu cầu của bên phát hành, lúc ấy mới là đau khổ. Buồn nhất là một số vai bị cắt bỏ hoặc chỉ còn lại một hai câu thoại, nhiều cảnh hành động không thể giữ... Cái khổ nhất của đạo diễn là ở điểm này.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất