40 nhà thiết kế Gen Z quy tụ tại Tuần lễ thời trang 'Rebirth'

22/08/2022 11:44 GMT+7 | Giải trí

Trở lại sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch, Tuần lễ thời trang tốt nghiệp của Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội quy tụ hơn 40 nhà thiết kế và kinh doanh thời trang đã diễn ra đầy màu sắc và hứng khởi vào hai ngày cuối tuần qua tại khách sạn Melia, Hà Nội.

Đa sắc với BST của Học viện thời trang London

Đa sắc với BST của Học viện thời trang London

Tối 3/8, những bộ sưu tập tốt nghiệp của Triển lãm và Trình diễn Thời trang Tốt nghiệp của Học viện thời trang London LCFS đã làm “mãn nhãn” hơn 800 khán giả tại khán phòng khách sạn Melia, Hà Nội.

Sự kiện bao gồm: Triển lãm các tác phẩm tốt nghiệp thể hiện quá trình phát triển bộ sưu tập và Nhà thiết kế từ ý tưởng ban đầu tới sản xuất và marketing; trình diễn những Bộ sưu tập sáng tạo nhất trên sàn catwalk và các hoạt động vì cộng đồng “Áo mới đến trường”.

Bên cạnh đó, công chúng còn có cơ hội tìm hiểu công nghệ đào tạo thiết kế Anh quốc các chuyên ngành Thời trang thông qua đề án các kỳ học tập của các sinh viên ở đây.

Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
Tái sinh là chủ đề của Tuần lễ thời trang năm nay

Theo chủ đề chính Re:birth/Tái sinh, hơn 40 bộ sưu tập được chia làm 3 nhóm chủ đề đại diện cho sự thay đổi khi tái sinh của thế hệ nhà thiết kế GenZ: Re:vive (Thức tỉnh) - Re:Grow (Sống dậy) - Re:New (Đổi mới).

Các bộ sưu tập thể hiện những tư duy khác biệt từ các nhà thiết kế trẻ GenZ đến từ cảm hứng cho đến việc chọn lựa chất liệu, cách thiết kế và tính ứng dụng của sản phẩm.

Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST của Trịnh Hà Phương
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
“Mơ tỉnh" là giấc mơ của một cô gái sống trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Với tất cả những gì đang diễn ra trên thế giới, Nhà thiết kế muốn tạo ra một điều gì đó nhẹ nhàng và ấm áp hơn. Cảm hứng đằng sau bộ sưu tập là trường phái Pre-Raphaelite.
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
Lấy cảm hứng từ hình dạng và sự tương tác lẫn nhau giữa vật chủ và ký sinh trùng, bộ sưu tập “Paratisism” là sự kết hợp những phom dáng thời trang đường phố và dạ hội với những kỹ thuật xử lý chất liệu 3D mới lạ
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
Lấy cảm hứng từ phong trào Âu hóa trong tiểu thuyết “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng) , “Hạnh phúc của một tang gia” thể hiện sự châm biếm dành cho giai cấp tư sản, quý tộc và thể hiện rõ tinh thần Đông Dương.
Loại vải được sử dụng chủ yếu là vải lụa tơ tằm Việt Nam, được dệt bằng công nghệ hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có. Các chi tiết đính kết thủ công nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hoá thông qua các trang phục. 
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
 Bộ sưu tập “Hoài niệm” của Phạm Quỳnh Anh mô tả về thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, từ năm 1975 đến năm 1989, thời kỳ mà mọi hoạt động kinh tế đều được nhà nước bao cấp.
Những bộ trang phục tối màu, vải dày hoặc cứng, to và rộng được lấy cảm hứng từ trang phục của nam thủ lĩnh thời bấy giờ. Các thiết kế mang hình in từ tranh biếm họa lấy cảm hứng từ những hiện vật tiêu biểu và những câu nói phổ biến thời bấy giờ nhằm tái hiện lại thời  kỳ bao cấp một cách thú vị, sinh động. 

 
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
“Giao thoa văn hoá” là bộ sưu tập thời trang Ready-to-wear của Nguyễn Hà Chi lấy cảm hứng từ hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời thượng những năm 1960s-1970s, thời điểm giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây có bước phát triển mạnh. 
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
Bộ sưu tập "Chinh phục bầu trời" của Nguyễn Thanh Hiền lấy chất liệu chủ đạo là vải ánh kim, vải bắt sáng, phản quang kết hợp với khaki có độ bền cao và kỹ thuật đóng ore, đính kim loại lên vải. Phom dáng của bộ sưu tập lấy từ những chi tiết cấu tạo của vỏ máy bay, phi thuyền, động cơ phản lực, vv. Bảng màu lấy cảm hứng từ màu của nền trời, vũ trụ, những thiết bị bay và những vì sao từ ảnh chụp của NASA.
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng có nhiều người sẵn sàng chấp nhận đau đớn, đánh đổi sức khoẻ thể chất để đổi lại vẻ đẹp hoàn mỹ và sự nể phục dành cho họ chính là nguồn cảm hứng để Việt Hằng thực hiện “Beautification"
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
Nguồn cảm hứng của Nguyễn Thị Yến Nhi trong bộ sưu tập là hiệu ứng “illusion” đến từ các bức tranh của họa sĩ người Mexico, Octavio Ocampo. Đây là các tác phẩm dù được vẽ trên một nền toan nhưng nếu được nhìn dưới các góc khác nhau , sẽ mang đến những ảo ảnh khác nhau. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, cùng một sự vật và hiện tượng nhưng sẽ có nhiều cách cảm nhận và đánh giá khác nhau. 
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
“Mở mắt thấy thinh không” kể câu chuyện về những ý niệm trung lập lơ lửng để tạo nên một trạng thái bình thản và ý thức, đưa tâm trí người xem tới giai đoạn cơ bản của chánh niệm. Phần lớn được truyền cảm hứng từ các Thuyết, Pháp và Ý của Phật giáo, concept của bộ sưu tập nhằm tái tạo một phần hình thái đúng nhất và nguyên bản nhất của Phật giáo, qua sự kết hợp hài hoà và sáng tạo từ chất liệu bền vững, bảng màu trung tính cũng như kỹ thuật tỉ mỉ.
Đây là một dự án nghệ thuật về sự biểu hiện thông qua ngôn ngữ thời trang.
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
Những hồi ức một thời tuổi trẻ đầy hoài bão tại thành phố Lipetsk, Nga của bố đã truyền cảm hứng cho Trung Anh làm nên bộ sưu tập “Gửi Lipetsk dấu yêu". Những thiết kế đã tái hiện lại những con người, những ảnh hưởng từ cuộc cách mạng cải cách Liên Xô hay văn hoá đô thị đầu những năm 90s trong những bức ảnh kỷ niệm của bố.
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
“Lên mặt trăng" lấy cảm hứng từ cuộc chạy đua vào vũ trụ diễn ra trong thập niên 60 và cũng là sự kết hợp phong cách thời trang của Mod và Hippie -  hai nhóm văn hoá tiêu biểu của thời kỳ này. Vẻ đẹp cổ điển của trang phục vest cùng với kỹ thuật in “color block” của văn hóa Hippies, tất cả được kết hợp với chi tiết tay áo phồng và phom dáng cứng cáp lấy ý tưởng từ trang phục phi hành gia.
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST Nguyễn Lan Chi
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST của Bùi Thanh Lam
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
Bộ sưu tập “Thế giới Z” lấy cảm hứng về một thế giới tương lai giả tưởng, khi mà xã hội chỉ tập trung vào phát triển công nghệ mà không quan tâm tới sự phát triển sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần. Từ đó chúng ta dần trở nên xa cách nhau và vô cảm với thế giới xung quanh, chỉ lặp đi lặp lại những hành động hàng ngày như đã được lập trình sẵn và rồi dần trở thành những con robot. 
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST của Nguyễn Hà Linh
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
 “Thế giới ngầm" được lấy cảm hứng từ thế giới tội phạm ngầm những năm 1920. Với sự thanh lịch và cổ điển, phong cách thời trang của những con người này đã trở thành xu hướng nổi bật và riêng biệt. 
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST của Bùi Thị Thu Hương
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST của Nguyễn Hương Giang “Year Dot” là sự kết hợp lịch sử quân sự, kỹ thuật từ thời thế chiến thứ nhất vào nghệ thuật, thời trang. Chiến tranh đã qua đi và những gì chúng để lại không chỉ là những vết thương mà còn là tiền đề cho các phát triển y học như phẫu thuật thẩm mỹ, điêu khắc mặt nạ…Nhà thiết kế muốn gửi gắm thông điệp: thời trang không chỉ là để mặc và trang trí mà còn mang đến nhiều giá trị nghệ thuật, lịch sử ẩn chứa sau đó.
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST Nguyễn Hạ Lam
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST “Giai điệu tình yêu" lấy cảm hứng từ nghệ thuật tình yêu trong các bức tranh lịch sử như “Nụ hôn” của Francesco Hayez và “Những bức thư tình” của Jean-Honoré Fragonard. Thiết kế mang nhiều dấu ấn của thời kỳ nghệ thuật Rococo Pháp với phom dáng đặc trưng như váy ôm, áo nịt ngực, áo bèo, tay phồng.
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST của Trần Yến Chi
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
Bộ sưu tập “Vỏ bọc" của Cao Hoàng Lâm lấy cảm hứng từ quan niệm cho rằng thể xác chỉ là một cái ‘vỏ’ và cũng là gánh nặng cho tâm hồn. Nhiều người dưới áp lực của xã hội cũng đang phải sống trong những vỏ bọc, không được là chính mình.
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST Hoàng Thị Minh Hằng
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST Trần Thị Cẩm Vân:“Tượng Kỳ Ảo" lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam thời trung cổ và phong cách tương lai. Nhà thiết kế muốn phát triển diện mạo trang phục của các tầng lớp khác nhau trong từng thời kỳ lịch sử dân tộc (vua, hoàng hậu, quan lại, thường dân...). 
Tuần lễ thời trang. Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Triển lãm
BST Nguyễn Hoàng Dũng

Trong các bộ sưu tập năm nay ngoài mặt ý tưởng, điểm nhấn còn là việc sử dụng và "chế biến" các nguyên liệu. Như BST Dear Lipesk (nhà thiết kế Phạm Trung Anh) gần như không mất chi phí vải vì nguyên liệu là hơn 30 chiếc quần jeans xin được từ người thân hay BST Coup D’etat (nhà thiết kế Đào Thu Trang) phải khâu đột bằng tay hàng nghìn mảnh denim tái chế ghép lại.

Ở BST của NTK Bùi Thanh Lam lại tốn đến hơn 6 giờ trong công đoạn đun gỗ tạo màu tự nhiên để nhuộm vải, BST của Nguyễn Thị Thùy Dung cũng mất đến 2 tuần khâu rút dúm bằng tay để tạo hiệu ứng tự nhiên hay BST của NTK Nguyễn Thanh Hiền có mẫu nặng tới 10kg vì gồm cả các chi tiết kim loại và động cơ điện, BST của Trương Ngọc Cát Tường lại lựa chọn vải nhựa sinh học....

Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội

Trong 18 năm qua, đã có rất nhiều nhà thiết kế, thương hiệu thành danh từ LCDF Hà Nội như Kelly Bui, Lâm Gia Khang, Vũ Tá Linh, Vũ Thảo KM 109, Up to seconds, L’atelier, Lobbster, Wephobia…

Sinh viên của trường từng đoạt giải quán quân cuộc thi thiết kế thời trang bền vững lớn nhất thế giới 2020, cuộc thi thiết kế thời trang Châu Á 2013 hay mới đây nhất, năm 2022, sinh viên giành giải thưởng Bộ sưu tập xuất sắc khi tham gia Tuần lễ thời trang tốt nghiệp London.

Thanh Tú

Ảnh: BTC

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm