Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch đầu tuần 27/11, với giá dầu Brent Biển Bắc tuột khỏi ngưỡng 80 USD/thùng, giữa lúc các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, diễn ra vào tuần này.
Trong báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng công bố ngày 13/11, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2023, chủ yếu nhờ nhu cầu tại Trung Quốc và Ấn Độ đạt mức kỷ lục trong quý cuối năm nay.
Giá dầu thế giới trong ngày 12/10 có một phiên giao dịch đầy biến động. Đà tăng mạnh giá lúc đầu ngày không được duy trì đến cuối phiên, trong bối cảnh các báo cáo mới nhất cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh làm lu mờ kỳ vọng lãi suất của Mỹ đã đạt đỉnh.
Giá dầu thế giới giảm hơn 2% trong phiên 11/10, khi những lo ngại về gián đoạn nguồn cung do xung đột ở Trung Đông giảm bớt sau cam kết giúp ổn định thị trường của Saudi Arabia.
Giá dầu thế giới chốt phiên cuối tuần tăng, khép lại tuần qua với mức tăng nhẹ, sau quyết định được đưa ra một ngày trước đó của Nga về việc tạm thời cấm xuất dầu dầu diesel và xăng.
Giá dầu giảm trong phiên chiều 31/7 trên thị trường châu Á, nhưng vẫn ở gần mức cao nhất ba tháng qua và sắp khép lại tháng Bảy với mức tăng theo tháng cao nhất trong hơn một năm qua, trước đồn đoán rằng Saudi Arabia sẽ kéo dài kế hoạch cắt giảm sản lượng sang tháng Chín.
Bất chấp đà giảm phiên cuối tuần do đồng USD mạnh lên và hoạt động chốt lời của các nhà giao dịch, giá dầu thế giới vẫn ghi nhận tuần đi lên thứ ba liên tiếp.
Giá dầu thế giới giảm hơn 1% trong phiên 12/5, ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh thị trường cân bằng giữa lo ngại về nguồn cung với những quan ngại mới về tình hình kinh tế tại Mỹ và Trung Quốc.
Giá dầu thô kỳ hạn đã tăng mạnh ở thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 8/5, trong bối cảnh những quan ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế đã phần nào lắng dịu.
Giá dầu giảm tại châu Á trong phiên chiều 19/4, khi khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất đã lấn át sự sụt giảm lượng dầu dự trữ của Mỹ và số liệu kinh tế khả quan của Trung Quốc.
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên chiều ngày 17/4 nhờ kế hoạch cắt giảm thêm sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+.
Xu hướng tăng giá bao trùm hầu hết thị trường dầu thế giới tuần qua, đáng chú ý là trong phiên đầu tuần 3/4, giá dầu thế giới tăng hơn 6%, một ngày sau khi các nhà sản xuất gây bất ngờ cho thị trường với kế hoạch cắt giảm sản lượng nhiều hơn dự kiến.
Giá dầu tại châu Á tăng 5 USD trong phiên sáng 3/4, khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác (OPEC+) bất ngờ thông báo cắt giảm thêm sản lượng trong nỗ lực ổn định thị trường.
Trong phiên giao dịch 13/3, giá dầu thế giới giảm hơn 2% sau khi vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) làm chao đảo thị trường chứng khoán và làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Trong phiên giao dịch 6/2, giá dầu thế giới tăng khi thị trường hướng sự chú ý vào nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc thay vì mối lo ngại về nguồn cung và sự giảm tốc tại các nền kinh tế lớn.