10/11/2014 10:00 GMT+7 | Man United
(Thethaovanhoa.vn) - Trên tờ Daily Mail, chuyên gia Martin Samuel đưa ra quan điểm về sự kiện cựu cầu thủ Jimmy Greaves phải bán tấm huy chương mà LĐBĐ Anh trao cho ông, để trang trải trong cuộc sống.
Nhiều người muốn Jimmy Greaves giữ lại chiếc huy chương vàng World Cup, nhưng bạn sẽ thông cảm cho quyết định của ông. Quý ông Jimmy Greaves. Ông không được chọn vào danh sách trận chung kết World Cup năm 1966, nhưng vẫn đến Wembley cùng cả đội, và chấp nhận quyết định của Sir Alf Ramsey. Vì ông là người thanh tao. Và vì ông cũng muốn xem những người đồng đội đứng trên bục trao giải, ông nói với tôi như vậy.
Jimmy chưa bao giờ là một cái tôi lớn. Ông nói, ông nhận thức được mình chơi bóng giỏi, vì thỉnh thoảng ông có xem qua các video về mình. Nhưng trong cuộc đời, ông là một cựu cầu thủ lâu năm hơn là tay săn bàn vĩ đại nhất trong thế hệ. Và ông hạnh phúc với vai trò hiện tại.
Tấm huy chương World Cup giờ có thể đang nằm ở một buổi đấu giá nào đó. Jimmy không sưu tầm các kỉ vật. Khi đến nhà của Jimmy, bạn chỉ có thể nhận ra ông là một cựu cầu thủ qua một tấm ảnh, chụp hai người đàn ông trẻ, ăn vận lịch sự. Bạn có thể dễ dàng nhận ra một người là Bobby Moore. Người kia là Greaves. Họ đi cùng đội tuyển Anh, có thể là đến Thụy Sỹ, Greaves kể lại.
Greaves được so sánh với Messi.
Và tất cả chỉ có thể. Dấu vết của vinh quang quá khứ được thu nạp ở nơi khác. Jimmy sẽ kí và bán đi kí ức của mình, vì mọi người thích chúng, vì đó là chiến lợi phẩm. Không dành cho ông.
Một trong những lần gần đây nhất chúng tôi gặp nhau, ông đã tỏ ra rất ngạc nhiên vì nước Anh vẫn khai thác quá khứ của ông.
“Nhiều người đến gặp tôi. Jim, ông có nhớ bàn thắng ghi trước West Brom năm 1968 không?”. Rồi tôi nói: “Không”. Nhưng cũng dễ hiểu thôi, vì họ chỉ muốn nói với bạn những gì liên quan đến họ”.
Một số người khác mô tả Jimmy như thiên tài. Đó là Harry Redknapp. “Khi ông ấy có bóng trong vòng cấm địa, thế giới ngưng lại. Như là có ai đó nhấn nút “tạm dừng” trên màn hình TV. Các hoạt động xung quanh ông ấy vẫn tiếp diễn, nhưng Jim xuất hiện ở một hệ quy chiếu khác: chậm hơn, điềm tĩnh hơn, làm lãng quên không gian điên cuồng xung quanh”.
”Một hậu vệ sẽ lao tới. Jim chuẩn bị tung cú sút. Một hậu vệ khác lao vào xoạc bóng trong vô vọng. Jim sẽ dừng bóng lại. Một hậu vệ bị bỏ lại phía sau. Jim chuyển bóng sang chân kia. Thủ môn lao lên. Jim sút bóng nhẹ nhàng vào góc khác. Bóng lăn vào lưới. Hậu vệ đối phương nằm lăn lộn khắp mọi nơi. Rất tuyệt vời”. Redknapp so sánh Greaves với Lionel Messi.
Vậy nhưng, bất chấp được trọng vọng, Jim chỉ nhún vai. Ông sẽ bán, và CĐV nào đó sẽ trả tiền cho tấm huy chương. Chính xác là ai bị phản bội? Chính xác là ai thất vọng vì quyết định ấy? Không thiếu cầu thủ làm như Jimmy. Rất nhiều người bán huy chương của họ. Huy chương của họ. Không phải của bạn. Rất nhiều cầu thủ thuộc thế hệ 1966 đã bán huy chương. Bao gồm cả Sir Geoff Hurst.
Trong trường hợp của Jimmy, bán đi tấm huy chương rõ ràng là quyết định đầy buồn bã, đánh dấu một giai đoạn khó khăn trong cuộc đời. Ông được trao tặng nó muộn màng vì ông không thi đấu tại chung kết World Cup. Ông bị loại khỏi đội hình từ vòng bảng thứ ba và Sir Alf Ramsey không gọi lại ông nữa. Ở tuổi 74, ông không còn là một ngôi sao. Bạn có thể làm nhiều thứ với 50.000 bảng, ở tuổi của Jimmy.
Chúc ông may mắn. Mức lương cao nhất ông nhận khi thi đấu là 100 bảng ở West Ham United, vì thế nếu tấm huy chương này cho ông cơ hội kiếm gần bằng 1/4 lương tuần của Falcao ở Man United, ai lên án điều ấy? Ông xứng đáng với số tiền ấy. Và số tiền là của ông, như ông mong đợi.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất