EVN đề xuất tăng giá điện, dùng sao cho đỡ tốn khi nhà có quá nhiều thiết bị “ngốn” điện?

03/04/2023 19:45 GMT+7 | HighTech

Ngoài việc lắp đặt điện mặt trời, bạn có thể tham khảo thêm một vài biện pháp tiết kiệm điện hiệu quả cho các thiết bị gia dụng dưới đây.

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo lỗ hơn 26.200 tỉ đồng trong năm 2022, đồng thời tập đoàn đã có đề xuất trình Bộ Công Thương và các cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh giá điện. 

Hiện tại, dù việc điều chỉnh giá này mới chỉ là đề xuất từ EVN nhưng việc chuẩn bị sẵn các phương án tiết kiệm điện chắc chắn vẫn là điều cần thiết, đặc biệt là khi mùa nóng - mùa “ngốn” điện đã cận kề. Trong đó, các thiết bị như máy giặt sấy, tủ lạnh, điều hòa… là những món gia dụng quen thuộc tiêu hao điện năng “khủng” nhất. Vậy, phải sử dụng ra sao để tiết kiệm điện mà vẫn không gây ảnh hưởng tới nhu cầu của người dùng?

Cắt giảm thiết bị điện không cần thiết

EVN đề xuất tăng giá điện, dùng sao cho đỡ tốn khi nhà có quá nhiều thiết bị “ngốn” điện? - Ảnh 1.

(Ảnh: Internet)

Nghe có vẻ khó khăn nhưng thực chất bạn có thể bắt đầu từ những hoạt động nhỏ như để tóc khô tự nhiên thay vì sấy tóc, tắm vào ban ngày khi có thể tận dụng ánh nắng mặt trời để làm nóng nước, chỉ bật điều hòa vào buổi trưa thay vì cả ngày. Hoặc dễ nhất là bạn có thể phơi đồ ngoài trời thay vì dùng chức năng sấy quần áo vốn dễ gây “hao” điện. 

Đổi sang thiết bị tiết kiệm điện hoặc chế độ tiết kiệm điện

Ví dụ với máy rửa bát, bạn nên chọn tính năng rửa tự động hoặc eco (tiết kiệm điện) được cài đặt sẵn trên máy, bởi chế độ này sẽ tính toán lượng bát đĩa, mức độ cần rửa sạch tối ưu lượng điện và nước cần tiêu thụ. Tương tự với các thiết bị khác như máy giặt, điều hòa…

EVN đề xuất tăng giá điện, dùng sao cho đỡ tốn khi nhà có quá nhiều thiết bị “ngốn” điện? - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Hoặc, nếu nhà ít người, bạn có thể đổi sang sử dụng máy giặt bán tự động để giảm lượng điện tiêu thụ. Thậm chí trên thị trường giờ có cả những dòng máy giặt không cần điện mà hoạt động bằng cách quay tay. 

Gợi ý một số máy giặt bán tự động, máy giặt không cần điện mà bạn có thể tham khảo:

EVN đề xuất tăng giá điện, dùng sao cho đỡ tốn khi nhà có quá nhiều thiết bị “ngốn” điện? - Ảnh 3.

EVN đề xuất tăng giá điện, dùng sao cho đỡ tốn khi nhà có quá nhiều thiết bị “ngốn” điện? - Ảnh 4.

Hạn chế dùng nước nóng đối với máy giặt và máy rửa bát

Đối với ga giường, chăn mỏng, mùng mền, bạn có thể để nước nóng ở bước giặt và chỉnh lại nước lạnh ở bước xả để tiết kiệm điện. Với máy rửa bát, tốt nhất bạn nên để nhiệt độ nước khoảng 57 độ C, bởi nếu nước ở mức nhiệt thấp hơn, quá rửa bát có thể kéo dài thêm khoảng 1 tiếng gây lãng phí điện.

Xem lại vị trí đặt đồ điện lạnh

EVN đề xuất tăng giá điện, dùng sao cho đỡ tốn khi nhà có quá nhiều thiết bị “ngốn” điện? - Ảnh 5.

(Ảnh: Internet)

Nếu bạn đang để tủ lạnh sát tường và gần các nguồn nhiệt (bếp, lò vi sóng) thì hãy đổi ngay sang vị trí thông thoáng hơn bởi tủ lạnh cần có không gian để tỏa nhiệt. Hoặc đối với điều hòa, nếu bạn lắp thiết bị tại vị trí nóng sẽ khiến máy phải hoạt động nhiều hơn và tốn điện hơn. Bạn nên lắp điều hòa ở những vị trí râm mát, ít bị nắng chiếu trực tiếp như phía đông hoặc phía bắc của ngôi nhà. 

Vệ sinh đồ điện lạnh thường xuyên

Nếu không được vệ sinh thường xuyên, các bộ phận như dàn ngưng tủ lạnh, màng lọc của điều hòa sẽ bị đóng đầy bụi bẩn, gây tản nhiệt kém và về lâu dài sẽ gây hao tốn điện năng. Do đó, bạn nên vệ sinh đồ điện lạnh trong nhà thường xuyên để hóa đơn tiền điện không còn là “mối đe dọa” thường trực. 

Gợi ý 1 số sản phẩm vệ sinh đồ điện lạnh mà bạn có thể tham khảo:

EVN đề xuất tăng giá điện, dùng sao cho đỡ tốn khi nhà có quá nhiều thiết bị “ngốn” điện? - Ảnh 6.

EVN đề xuất tăng giá điện, dùng sao cho đỡ tốn khi nhà có quá nhiều thiết bị “ngốn” điện? - Ảnh 7.

Hương.H - Webuy

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm