Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp đã nhập khẩu hoặc tạm nhập vào Việt Nam một số loại hàng hóa có hình ảnh hoặc mang nội dung bản đồ "đường lưỡi bò".
Hôm nay 7/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết phản đối việc diễn viên điện ảnh Thành Long sẽ đến Việt Nam trong tháng 11 để dự sự kiện kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam của tổ chức Operation Smile.
Liên quan vụ 7 xe ô tô Hanteng (xuất xứ Trung Quốc) có bản đồ định vị vệ tinh “đường lười bò” nhập khẩu vào Việt Nam tại cửa khẩu Đình Vũ (Hải Phòng), ngày 6/11, trao đổi với báo chí, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết sẽ tịch thu 7 xe ô tô này và cơ quan hải quan đang làm thủ tục.
“Đường lưỡi bò” chưa bao giờ là một “tiểu tiết”. Sự xuất hiện của “đường lưỡi bò” trong mỗi ấn phẩm, sản phẩm để lọt vào Việt Nam cũng chưa bao giờ là tình cờ. Phải xác định rõ vấn đề để nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc từ những việc làm nhỏ nhất!
Bộ GD&ĐT vừa có công văn yêu cầu trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cần làm rõ sai phạm, xử lý theo quy định của pháp luật vụ sử dụng giáo trình có hình "đường lưỡi bò" phi pháp.
Thời gian qua, liên tiếp những vụ việc hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp trên Biển Đông được lồng ghép trong các sản phẩm văn hóa ở nước ta đã gióng lên hồi chuông đáng báo động về ý thức cảnh giác của người dân đối với vấn đề xâm phạm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Giáo trình học tiếng Trung của ĐH Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) vừa bị sinh viên phát hiện có in hình lưỡi bò và buộc phải thu hồi gấp. Đây là giáo trình dạy và học tập dành cho sinh viên năm nhất khoa Trung - Nhật của trường.
Ngày 28/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin chính thức về kết quả kiểm tra và xử lý sự việc chiếu phim truyện hoạt hình “Everest - Người tuyết bé nhỏ" có xuất hiện hình ảnh “đường lưỡi bò”.
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin, Truyền thông vừa có công văn gửi các doanh nghiệp đang hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng G1, G2, G3, G4 trên cả nước.
Một số trang mạng đưa tin Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố tấm bản đồ thế giới mới có đường 251 đoạn cho thấy Trung Quốc đòi chủ quyền trên gần hết vùng biển Thái Bình Dương.
Với tiêu đề "Yêu sách của Trung Quốc được xây dựng trên cát", báo Die Zeit (Thời đại) của Đức ngày 20/7 đăng bài phê phán Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế trong tham vọng chủ quyền ở Biển Đông.
Các báo lớn khác tại Đức như Tấm gương, Thế giới, Sóng Đức, Nam Đức ... cũng đều có nhiều tin, bài phản ánh việc PCA ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc và nhấn mạnh tới tính đề cao luật pháp quốc tế của phán quyết này.
Ngay sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) không công nhận "các quyền lịch sử" của Trung Quốc với vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn", các sao Việt đã lên tiếng ủng hộ phán quyết này.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishidara tuyên bố cho rằng phán quyết của PCA là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý, theo đó các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết này.