Đức mới là đội vô địch EURO 2012 về kinh tế

29/06/2012 17:07 GMT+7 | Hậu trường Euro

Tuyển Đức đã bị Italy loại một cách thuyết phục trên sân cỏ trong trận bán kết Euro 2012 diễn ra rạng sáng 28/6. Nhưng tại giải “Euro về kinh tế”, Đức là nhà vô địch tuyệt đối.


Trong khi các đội tuyển bóng đá mạnh của châu Âu tranh tài trên các sân cỏ ở Ba Lan và Ukraina thì nền kinh tế của nhiều quốc gia trong số này cũng đang phải trải qua cuộc vật lộn để thoát khỏi khủng hoảng.

Nhóm chuyên gia kinh tế của báo The Guardian (Anh) đã sắp xếp các quốc gia có đội tuyển dự Euro 2012 vào một “giải đấu” về kinh tế để tìm ra đội chiến thắng. Cách chia bảng đấu giống hệt tại giải bóng đá đang diễn ra ở Ukraina và Ba Lan. Nhưng thứ tự xếp hạng trong các bảng và kết quả ở tứ kết, bán kết, chung kết được xác định dựa vào tương quan giữa nền kinh tế của các quốc gia.

Bảng A

Tăng trưởng GDP

Tỷ lệ thất nghiệp

1. Ba Lan

2,6%

9,4%

2. CH Séc

0,1%

7%

3. Nga

4%

6%

4. Hy Lạp

-4,7%

19,4%

Bảng B

Tăng trưởng GDP

Tỷ lệ thất nghiệp

1. Đức

0,6%

5,6%

2. Đan Mạch

0,5%

5,8%

3. Hà Lan

-0,5%

5,5%

4. Bồ Đào Nha

-3,3%

14,4%

Bảng C

Tăng trưởng GDP

Tỷ lệ thất nghiệp

1. Ireland

0,5%

14,5%

2. Italy

-1,9%

9,5%

3. Croatia

-0,5%

9,4%

4. Tây Ban Nha

-1,8%

24,2%

Bảng D

Tăng trưởng GDP

Tỷ lệ thất nghiệp

1. Thụy Điển

0,9%

7,5%

2. Anh

0,8%

8,3%

3. Pháp

0,5%

9,9%

4. Ukraina

3%

8,2%

Vòng Tứ kết:

1. Ba Lan – Đan Mạch. Cả hai đều không tránh được hiệu ứng từ cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro. Nhưng việc Đan Mạch quyết định ghìm giá đồng krone (tiền Đan Mạch) đối với đồng euro (tiền chung của châu Âu) nghĩa là Ba Lan có thời cơ tốt để nới lỏng chính sách tiền tệ theo hướng có lợi khi mà cuộc chiến chống khủng hoảng không còn nhiều thời gian. Ba Lan chiến thắng.

1. Ireland– Anh. Ireland có tỷ lệ vỡ nợ và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, các ngân hàng hoạt động yếu hơn, vì thế chắc chắn sẽ nhanh chóng chịu tác động xấu từ cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro ngày càng gia tăng. Anh chiến thắng xứng đáng.

1. Đức – CH Séc: Đức là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất châu Âu. Trong khi đó CH Séc chỉ được coi là một trong những quốc gia đương đầu tốt nhất trong cuộc chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch (kinh tế chỉ huy) sang kinh tế phi kế hoạch. Với tương quan thực lực đó, Đức thắng với cách biệt lớn.

1. Thụy Điển – Italy. Italy đã thoát khỏi nhóm quốc gia châu Âu có nền kinh tế yếu kém nhất, nhưng họ vẫn không phải là đối thủ xứng tầm của Thụy Điển trong trận tứ kết kinh tế. Thụy Điển có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, nợ ít hơn và có tiềm năng phát triển cao hơn hơn Italy. Thụy Điển giành quyền vào bán kết.

Vòng Bán kết:

1. Anh – Ba Lan. Cả hai đều có tỷ lệ lạm phát cao, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, thâm hụt ngân sách ngang nhau. Ba Lan có khả năng tiến lên nhóm các quốc gia có nền kinh tế mạnh hàng đầu thế giới, trong khi Anh có thể phải dịch chuyển theo hướng ngược lại. Anh đang cố trụ lại nhóm có nền kinh tế mạnh theo cách một người chỉ còn biết cố gắng bám chặt vào bức tường bằng những đầu ngón tay để khỏi bị rơi. Tuy nhiên cuối cùng Anh thắng sau hiệp phụ.

2. Đức – Thụy Điển. Đây được coi là trận chung kết sớm, khi cả hai đều có nền kinh tế mạnh và cùng xứng đáng góp mặt ở chung kết nếu không phải loại nhau ở vòng 4 quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất châu Âu. Thụy Điển vượt lên dẫn bàn trước nhờ sự độc lập về chính sách tiền tệ, tài chính vững mạnh, và không có trách nhiệm phải ký séc hỗ trợ các thành viên yếu của khu vực đồng euro. Nhưng Đức đã ngược dòng giành chiến thắng nghẹt thở nhờ có nền tảng công nghiệp vững chắc hơn, lực lượng lao động năng suất hơn, và khả năng phát triển các sản phẩm mới.

Chung kết Anh – Đức. Sau chặng đường dài đầy may mắn nhờ kết quả bốc thăm chia bảng thuận lợi, và được gặp một số đối thủ yếu, chung kết là nơi giấc mơ của người Anh kết thúc. Anh không có điểm mạnh gì về kinh tế để đọ được với Đức có nền kinh tế hiệu quả, thành công và cân đối hơn hẳn. Đức chiến thắng áp đảo để nâng Cup Euro 2012 về kinh tế.

Theo Sống mới

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm