02/02/2013 06:46 GMT+7
1. Quê tôi là vùng nông thôn, cuộc sống chưa cao, nên tháng gần Tết, chỗ nào cũng nổ “đùng đùng”. Nổ đùng để lấy gạo nếp chín mà làm bánh cốm.
Cái máy “đùng cốm” thân quen đến mức tôi không nhớ rõ nó như thế nào. Nhưng cái trại để chứa máy “đùng” thì rất tạm bợ. Trại ấy chỉ là một chiếc bồ cuốn vòng, bên trên lợp vài tấm tranh là xong. Làm việc đến chiều cuối năm thì họ gỡ đi. Và tiếng “đùng” cũng vắng lặng.
Cái máy “đùng cốm” mà không nổ đùng là máy hư. Thế nên, nó phải nổ to để Tết khỏi hư. Vì vậy nên tôi thương cái máy “đùng cốm” quá. Ừ, chào đón một vị nguyên thủ quốc gia còn phải nổ 21 phát đại bác, huống chi đây là một cái Tết mở cửa một mùa Xuân, nên quê tôi “đùng đùng” liên hồi, cả tháng Chạp như thế là rất phải.
Máy “đùng cốm” không những chỉ có chức năng làm ra hoa nếp chín, mà còn có chức năng chào đón một mùa Xuân quê hương tươi đẹp.
2. Cốm là loại bánh ngọt dân gian truyền thống vẫn còn mãi đến sát thềm hiện đại. Thế nên phải “đùng” để chào đón, để hân hoan.
Nếu một đĩa bánh cốm và một đĩa bánh chocolate nằm chung một bàn, thì đĩa cốm là Tết, trong khi đĩa chocolate chỉ là bánh hảo hạng mà thôi. Riêng tôi, tôi vẫn luôn cảm tưởng như thế.
Giờ xin nói về cái máy nghiền bột. Có thể nói máy nghiền bột là vợ, máy đùng cốm là chồng. Vì khi “đùng” xong, phải cho hoa nếp chín vào máy nghiền bột để có bột. Đem bột về nhà, cả nhà phải xúm vào làm bánh cốm.
Trộn bột nếp chín với đường cát trắng, đổ ra nia, dùng tay chà xát cho mịn. Tay non, tay già đều thò vào nia, chà xát cho nhanh. Xong, bỏ bột ấy vào khuôn gỗ, nén chặt lại thành bánh. Miếng bánh cốm là thành tựu lao động của cả gia đình.
3. Viết đến đây, tôi chợt hiểu rằng, tiếng nổ “đùng cốm” cũng là tiếng chào đón miếng bánh cốm, biểu tượng sự thành tựu và đoàn kết của mỗi gia đình.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất