30/03/2009 07:58 GMT+7 | Phim
Và cuộc đời “vay nợ làm phim” của đạo diễn tiền tỷ Phùng Tiểu Cương (TT&VH Cuối tuần số 12) với tuyên bố: “Giữa các nhà phê bình và khán giả, tôi quan tâm nhiều hơn đến khán giả bởi vì họ quyết định tôi sống sót hay là chết!” cũng đã gây khá nhiều tranh luận không chỉ ở Việt Nam.
* Các nhà phát hành phim nước ngoài cho rằng phim Việt Nam mang tính địa phương, chỉ phục vụ cho người Việt Nam. Các anh nghĩ sao về vấn đề này?
* Với khả năng hội nhập về chuyên môn của các nhà làm phim, diễn viên của ta thì sao?
* Trong điều kiện hiện nay, có thể làm gì để thúc đẩy quá trình hội nhập này, theo các anh?
- ĐTB: Tháng 10 năm tới chúng ta sẽ tổ chức lần đầu LHP quốc tế Hà Nội. Dự kiến sẽ lựa chọn khoảng từ 15 - 17 phim có chất lượng của các nước tham dự, trong đó có cả phim Âu, Mỹ. Kinh phí đã có, dự án đang được xúc tiến và lạc quan hơn là nhà tổ chức có ý định phát triển LHP quốc tế Hà Nội thành LHP hàng năm giống như LHP Busan của Hàn Quốc hay LHP Thượng Hải của Trung Quốc.
- BTC: Tổ chức LHP quốc tế cũng chỉ là một kênh không thể thiếu để đưa phim Việt Nam ra thế giới, là cơ hội để quảng bá điện ảnh Việt Nam. Nhưng đi kèm với nó là tư duy sáng tạo của các nhà làm phim. Chẳng hạn như xác định đối tượng của phim. Tức phim làm ra phục vụ đối tượng nào, khán giả trong nước hay khán giả ngoài nước? Đương nhiên lý tưởng nhất là đáp ứng được cả hai đối tượng khán giả. Tôi tin rằng sớm muộn rồi phim Việt cũng sẽ phải đi theo hướng này.
* Thực tế thì một phim để thỏa mãn được hai loại đối tượng không dễ?
- BTC: Theo tôi, trước hết phải làm thế nào để phim mình có chỗ đứng trong khu vực trước đã. Tức là được khán giả các nước xung quanh chấp nhận, từ đó chúng ta mới tính tiếp đến chuyện hội nhập thế giới.
- ĐTB: Điện ảnh Trung Quốc rất giỏi trong vấn đề này. Như phim của Trương Nghệ Mưu, về cơ bản là nổi tiếng bên ngoài trước, rồi mới quay về Trung Quốc. Nhưng cũng có những đạo diễn chỉ có thể làm phim phục vụ khán giả trong nước, Phùng Tiểu Cương là một điển hình. Phim của Phùng Tiểu Cương được trong nước hoan nghênh, nhưng ra nước ngoài thì không thành công mấy. Nói như vậy là tôi muốn nhấn mạnh, ai làm phim phục vụ khán giả trong nước cứ làm, còn ai làm phim phục vụ khán giả ngoài nước cứ làm. Theo tôi, đây là hướng đi nhanh nhất để Việt Nam có được những phim mà thế giới chấp nhận. Thật khó để tìm ra một người vừa giỏi làm phim trong nước vừa thỏa mãn được nhu cầu của khán giả nước ngoài.
Hồng Ánh cơ hội để tham gia phim quốc tế
* Là diễn viên, chị đánh giá thế nào về những lời mời tham gia phim tác giả?
- Dòng phim tác giả dành cho những người như tôi - không có sắc, không phải ngôi sao đình đám - có cơ hội thể hiện mình. Đó cũng là cơ hội dành cho những người có tiềm năng nhưng chưa được đóng phim, như trường hợp của bé Hân trong Cú và chim Se sẻ. Đã không phải là ngôi sao tên tuổi thì đằng nào cũng khó “lọt vào mắt xanh” của những đạo diễn làm phim thương mại, trước mắt, có được cơ hội làm nghề, chứng minh thực lực của mình cái đã. Kịch bản thể hiện chiều sâu cũng làm mình có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý giá với nghề diễn.
Tôi từng đi dự nhiều liên hoan phim, thấy rõ ràng, tham gia vào những phim tác giả là điều kiện giới thiệu mình rất tốt. Nếu có hẳn manager giỏi để PR hình ảnh thì đây có thể là cơ hội để tham gia phim hợp tác quốc tế nữa. Một diễn viên có khả năng và xinh đẹp sẽ có rất nhiều điều kiện để tỏa sáng, như trường hợp của nữ diễn viên Freida Pintorong trong Slumdog Millionaire.
* Chị phải chấp nhận mình bị coi là một diễn viên ít khán giả?
- Thực sự mà nói tôi cũng có khán giả riêng của mình, một lượng vừa phải thôi nhưng đủ làm mình cảm thấy vui. Họ nói tôi không đẹp, nhưng chưa ai “ghét” phim tôi đóng cả. Tuy nhiên, ngộ một điều, tôi thấy thường khán giả của mình không chịu bỏ tiền xem phim mà chỉ đi bằng... vé mời thôi (cười).
* Nhân nói đến vé mời, chị nghĩ thế nào về việc phổ biến phim thuộc dòng nghệ thuật trong nước?
- Doanh thu của dòng phim này trong nước thì coi như bằng không rồi. Phim phát hành trong nước thì đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của chính phủ. Hệ thống rạp của nhà nước, ít nhất, nên “dang tay” bằng những buổi chiếu miễn phí, giảm giá (không cần ngày đẹp, giờ đẹp cũng được) hay bằng cách nào đó đưa phim đến với càng đông người càng tốt, để tạo ra dư luận, như phim thị trường đang làm được hiện nay.
Nhà nước không bỏ tiền, thì bỏ công ủng hộ người làm phim. Nước mình đã từng làm thành công việc phổ cập phim đến đồng bào vùng sâu vùng xa thì tôi tin cũng sẽ làm tốt việc đưa dòng phim nghệ thuật đến sâu rộng với khán giả thành thị.
Trước ngày chiếu ra mắt Trăng nơi đáy giếng, đích thân tôi cầm 50 vé đi phát cho bạn bè người thân của mình mới thấy nhu cầu lớn không ngờ, vé không đủ, phải nói lời xin lỗi với không biết bao nhiêu người. Chỉ một mình tôi đi “phát hành” thế này mà đã được số lượng như vậy rồi, nhiều người cùng làm thì sẽ được hiểu quả thế nào?
Sau một thời gian đóng phim, tôi nghiệm ra rằng mình thích hợp với những vai diễn nội tâm, đòi hỏi chiều sâu hơn. Có lẽ nó cho mình cảm thấy thích thú, “đã” với nghề hơn là những vai đòi hỏi hình thức bên ngoài, gây cười... Ngay trong chính những phim đã đóng, những đoạn diễn nội tâm, tôi cũng thấy mình có thể làm tốt hơn hẳn. Tôi chờ đợi một nhân vật có đời sống tâm lý phong phú, số phận khác biệt những vai trước đây một chút để có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn, đặc biệt với đề tài chiến tranh. Không hiểu sao tôi rất có cảm hứng với những bộ phim hay câu chuyện kể về đời sống trong thời chiến, luôn mong muốn trải nghiệm qua vai diễn thử ở đề tài này.Có lẽ chỉ cần một vai diễn phụ, nhưng được nhớ đến, sau này xem lại vẫn thấy vui là quá vui với tôi.
* Chị đã thành công trong việc có nhiều khán giả ở thị trường giải trí, trong khi đó, tham gia phim nghệ thuật sẽ rất kén người xem?
- Dòng phim thương mại hiện nay có tính giải trí cao, nhưng mọi người xem xong rồi quên ngay. Bản thân tôi hiểu rõ điều này, khi đã nhận lời tham gia, không có gì ân hận, vì đó là lựa chọn của mình. Nhưng trong lòng tôi, luôn có những khát khao sẽ được thể hiện mình một cách sâu hơn. Chưa nói đến chuyện gắn bó với nghề này lâu dài, nhưng đã là đam mê, thì tôi sẽ dám sống chết nó, cho vai diễn của mình.
Số đông khán giả đang chuộng phim giải trí, vì cuộc sống của họ đã quá nặng nề, không muốn suy nghĩ nhiều nữa. Nhưng tôi nghĩ không đến nỗi không có khán giả đến với phim nghệ thuật, dù số lượng có ít hơn. Dần dần, mọi người cũng sẽ có nhu cầu thưởng thức thật sự và có cách nhìn đúng hơn về thưởng thức điện ảnh.
Đỗ Duy (thực hiện)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất