12/12/2022 12:31 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Mạnh mẽ, phải đi kèm với năng lực phản công kịp thời và đúng thời điểm.
Nhiều người muốn trở nên mạnh mẽ để có thể vững vàng bước đi trên con đường trưởng thành đầy chông gai và khốc nghiệt phía trước.
Nhưng chỉ khi nội tâm bạn thực sự kiên cường, bạn mới không dễ dàng bị nghịch cảnh đánh bại.
Điều này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên một số người kiên cường mắc phải một lỗi nhỏ rất dễ tự hại chính mình. Bạn biết đó là gì không?
Quá kiềm nén cảm xúc!
Họ cho rằng những người có trái tim mạnh mẽ phải luôn biết nhẫn nhịn và không được bộc lộ cảm xúc tiêu cực ra bên ngoài.
Dù đối phương làm sai, họ cũng không dám phản bác, mà chỉ bình tĩnh cho qua. Đây không phải mạnh mẽ!
Mạnh mẽ, phải đi kèm với năng lực phản công kịp thời và đúng thời điểm.
Nói một cách đơn giản khác, tôi có thể chịu đựng thất bại, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi dễ bị ức hiếp.
Những người có nội tâm mạnh mẽ biết khi nào nên im lặng, khi nào nên chống trả. Cũng chính nhờ điều này, mà họ có thể không ngừng vượt qua thất bại, tôi luyện nên một bản thân thật kiên cường.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tôi luyện cho bản thân cái khí chất "không dễ chọc", "không dễ bị bắt nạt"?
(01)
Thiết lập ranh giới rõ ràng
Khi nói đến khí chất "không thể coi thường", nhiều người trẻ nghĩ rằng nhìn giàu, nhìn "gai góc" là được.
Thực tế, có nhiều người trông rất dịu dàng, nhưng lời nói của họ khiến bạn không thể nào dám buông ra những lời lẽ đùa cợt.
Mỗi chúng ta đều không thể sống mà tách biệt hẳn với các mối quan hệ cá nhân. Nhưng muốn duy trì tốt mối quan hệ cũng như quyền lợi của chính mình trong từng mối quan hệ, chúng ta tốt nhất hãy thiết lập cho mình một ranh giới trong cách ứng xử.
Nhà tâm lý học Zeng Qifeng từng có một phép ẩn dụ thế này:
"Ranh giới của vực sâu và vách núi rất rõ, vì vậy không ai dám tới gần. Ranh giới giữa mặt nước và đất liền mơ hồ, nên nhiều người dễ chết đuối."
Trong cuộc sống này, một người có ý thức không rõ ràng về ranh giới, sẽ rất dễ mang lại đau khổ cho người khác, kể cả chính mình.
Do đó, khi mọi người giao tiếp với nhau, hãy học cách tự bảo vệ tốt ranh giới của chính bản thân.
Những điều xảy ra "trong vòng ranh giới", chúng ta chịu trách nhiệm 100%. Những điều xảy ra "ngoài ranh giới", không liên quan gì đến bản thân!
Khi đã hiểu rõ ràng những điều này, bước tiếp theo hãy có cách giải quyết linh hoạt.
Nhiều người nhìn bên ngoài trong nghiêm túc và khó gần. Nhưng thực ra thâm tâm họ vẫn có sự dựa dẫm chưa từng bộc lộ. Họ lo lắng mình thể hiện yếu đuối quá nhiều sẽ khiến người ta dễ dàng lấn qua ranh giới.
Chính vì vậy, họ ngày càng trở nên điềm tĩnh, cân bằng mọi mối quan hệ trong vòng ranh giới mà họ đã đặt ra.
(02)
Dám lên tiếng và đấu tranh cho quyền lợi của mình
Nhiều người sợ bị từ chối nên liên tục để mọi người lấn lướt quyền lợi của chính mình.
Bất kể bạn còn đang đi học hay đã đi làm, nhất định sẽ luôn có người muốn lợi dụng bạn! Miễn là bạn không dám từ chối, bên kia sẽ liên tục "không biết điều" như vậy.
Không nên tình huống nào cũng nhẫn nhịn. Như vậy chỉ khiến đối phương cảm thấy bạn dễ bắt nạt. Chỉ nên tử tế với những người xứng đáng!
Trong bộ phim "The Big Bang Theory" có một câu nói thế này:
"Một khi bạn quá lương thiện, thế giới này sẽ ăn bạn không còn một mảnh."
Vì vậy, mỗi chúng ta đều phải học cách dám đấu tranh vì quyền lợi của chính mình.
Nhờ đó, chúng ta mới có thể giữ được phẩm giá của mình và điểm mấu chốt trong tất cả các mối quan hệ giữa các cá nhân và sống một cuộc sống tự do hơn.
(03)
Trở thành một người "có tính khó gần"!
Nhiều người lầm tưởng trở nên mạnh mẽ, là phải khống chế cảm xúc luôn trong vòng ổn định. Không được bộc lộ ra ngoài quá nhiều.
Nhưng mù quáng duy trì hình ảnh của người tốt, sẽ không phải là cách tốt để hòa thuận với người khác.
Bởi vì quá dễ gần, dễ nói chuyện, người khác làm gì bạn cũng không tức giận, nên trong lòng họ bạn chẳng có bao nhiêu trọng lượng.
Vậy nên, gặp được người yêu thương bạn còn đỡ. Gặp người không yêu bạn, bên cạnh anh ta, cảm xúc của bạn sẽ chỉ ngày một tệ hơn!
Đừng tươi cười quá niềm nở với những người chỉ muốn lợi dụng sự tử tế của bạn. Đừng nhượng bộ và hòa đồng với người không biết quý trọng bạn!
Hãy học cách trở nên "khó nắm bắt", tạo một khoảng cách khiến người khác ngại đến gần.
Hơn thế nữa, hãy sớm cách xa những người nhàn rỗi ngày ngày chỉ biết gây sự. Không để bản thân phải vướng vào rắc rối chính là một loại trí tuệ!
Nhưng cũng đừng sợ hãi mọi thứ, vì những người không dám bảo vệ lợi ích của mình sẽ rất dễ trở nên hèn nhát.
Không gây chuyện không có nghĩa là không có chính kiến, không sợ hãi không có nghĩa là muốn làm gì thì làm.
Tính cách của một người sẽ định vị cuộc sống mà bạn phải trải qua. Rèn luyện cho bản thân sự điềm tĩnh và tử tế đúng lúc, cũng như một tâm hồn mạnh mẽ, không dễ bị ngoại cảnh tác động!
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất