01/10/2013 16:22 GMT+7 | Đọc - Xem
(Thethaovanhoa.vn) - Tạm gác lại tính đúng - sai của những bên liên quan trong cuộc tranh cãi về sách của Huyền Chip, việc dư luận dậy sóng mổ xẻ một cuốn sách là điều tốt, ghi nhận bước chuyển về văn hóa đọc của giới trẻ. Đồng thời nó cũng phản ánh mặt trái của việc giáo dục thiếu phản biện.
Đó là quan điểm của TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và phát triển; Phó viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục trong cuộc trao đổi với Thethaovanhoa.vn.
* Ông nghĩ sao về dư luận xung quanh bộ sách của Huyền Chíp?
- Tạm gác lại tính đúng - sai của những bên liên quan trong cuộc tranh cãi về sách của Huyền Chip, việc dư luận dậy sóng mổ xẻ một cuốn sách là điều tốt, ghi nhận bước chuyển về văn hóa đọc của giới trẻ.
* “Bước chuyển về văn hóa đọc” ấy cụ thể là gì thưa ông?
- Đó là đọc hoài nghi, đọc có phản biện. Cuộc tranh luận này đặc biệt ở chỗ đại bộ phận độc giả cùng vào tranh luận chứ không chỉ trong giới chuyên ngành.
Bởi trước kia, việc tranh luận, phản biện sách chỉ gói gọn trong giới khoa học. Hơn thế, một bộ phận giới khoa học hiện nay cũng phản biện một cách lòng vòng, kín kẽ, thiếu tính thẳng thắn và dũng cảm đi tìm chân lý.
* Vậy cuộc tranh luận của giới trẻ hiện tại có sa vào lòng vòng, luẩn quẩn?
Có. Như tôi đã nói, một bộ phận rất hẹp của giới khoa học được đào tạo ra để phản biện còn tranh luẩn quẩn thì việc các bạn trẻ “hỗn chiến” trên mạng mà không đi về đâu là điều không tránh khỏi.
Những điểm cần trong tranh luận là sự thẳng thắn, tinh thần xây dựng và thống nhất khái niệm. Và cuộc tranh luận quanh sách của Huyền Chip hiện nay không có được điều đó.
Đơn cử như khái niệm đi vòng quanh thế giới với 700 USD. Theo Huyền và những người ủng hộ cô giải thích thì đó là con số khởi đầu. Còn những ý kiến trái chiều thì đây là tổng số tiền của cô trong suốt hành trình. Tất nhiên sau buổi họp báo ra mắt sách ở Hà Nội, tình tiết này đã được thống nhất. Nhưng những tiểu tiết không thống nhất được khái niệm dạng như vậy rồi lao vào tranh cãi trong sự vụ việc này rất nhiều.
Buồn vì hoài nghi vô văn hóa
* Vậy ông nghĩ sao về việc những người không đọc sách cũng lao vào cuộc tranh luận và phản biện, thậm chí người “kiến nghị” thu hồi cuốn sách cũng chẳng đọc hết hai cuốn sách (còn những người ủng hộ cuốn sách cũng chẳng đọc đơn kiến nghị 21 trang của người kiến nghị mà cũng nhất loạt “ném đá” người này) ?
Và sự hoài nghi mang tính “bầy đàn” cũng là mặt trái đáng buồn của cuộc tranh luận cần phải mang tính phản biện này.
* Lỗi chắc lại... do giáo dục, thưa ông?
Vì quá quen với việc chỉ biết nghe lời cô (thay vì tranh luận với cô những điều thắc mắc) nên khi có cơ hội, việc các bạn trẻ sẽ lao vào tranh luận một cách thiếu xây dựng, "ném đá", "bỏ bóng đá người" và thậm chí vô văn hóa là điều tất yếu.
* Như ông đã nói, đến những nhà khoa học được đào tạo để phản biện cũng có một bộ phận chỉ gắng lập luận cẩn thận, lòng vòng chứ không thẳng thắn nhìn nhận vấn đề. Vậy việc kỳ vọng vào giáo dục phổ thông tính phản biện có là “xa xỉ” quá? Hay ta lại chuyển từ thái cực “phản biện thiếu văn hóa” sang “phản biện che chắn” ?
Về vấn đề giáo dục phổ thông, chúng ta có thể nhìn mô hình giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại là minh chứng rõ nét nhất. Đó là một hệ thống giáo dục dạy con người phản biện. Và những người học theo hệ thống giáo dục ấy phản biện một cách văn minh, bài bản và tôn trọng ý kiến trái chiều.
Cụ thể, khi được giáo dục phản biện, công đồng sẽ có nhiều người đưa ra những vấn đề “gai góc”, có nhiều người bảo vệ chủ kiến của mình bằng lý lẽ (chứ không “đá xoáy” sang đời tư, miệt thị người khác), và quan trọng hơn, sẽ có nhiều người dám nhận sai trong các cuộc tranh luận.
Buổi ra mắt tập hai cuốn Xách ba lô lên đường và đi thu hút sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ vì..."lùm xùm"
Bài học từ vụ “lùm xùm”
* Phản biện là tốt, nhưng Huyền Chip đang nhận những lời miệt thị cá nhân thái quá không liên quan tới sách. Đồng thời, cả những người “chống” lại cuốn sách của Huyền bằng lý lẽ cũng bị những người ủng hộ Huyền Chip miệt thị lại. Ông có nghĩ đây là mặt trái của phản biện?
- Đây là chuyện bình thường. Những thành phần cực đoan trái chiều dù có được đào tạo phản biện chăng nữa dù ít dù nhiều cũng sẽ vẫn có. Nên cả người sáng tác và người phản biện tích cực đều phải có bản lĩnh chịu trách nhiệm trước những gì mình nói mình viết. Đồng thời, họ cũng phải sẵn sàng chấp nhận bỏ ngoài tai những lời lẽ khiêu khích mang tính cay cú, ăn thua.
* Vậy bài học từ cuộc tranh luận này là gì thưa ông?
Và chừng nào còn chưa giáo dục phản biện thì bài học từ những sự vụ như này là chẳng có bài học gì cả.
* Cám ơn ông về cuộc trò chuyện!
Phạm Mỹ (thực hiện)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất