14/11/2022 16:18 GMT+7 | Văn hóa Xã hội 247
Khi đến một tiệm làm tóc, phần lớn khách hàng sẽ được chủ tiệm tiếp đón nhiệt tình và trò chuyện niềm nở. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích giao tiếp trong những trường hợp như vậy.
Một tiệm làm tóc ở Shinagawa, Tokyo, Nhật Bản, đã triển khai dịch vụ độc đáo nhằm phục vụ những khách hàng thích “hướng nội”.
Dịch vụ không nói chuyện được khách hàng ưu ái
Sau khi xác nhận nhu cầu của khách hàng, nhà tạo mẫu tóc sẽ giữ im lặng trong suốt quá trình làm tóc. Chủ quán sẽ không phá vỡ sự im lặng nếu khách không chủ động nói.
Khi bước vào quán, khách hàng sẽ được hỏi lựa chọn “dịch vụ không đối thoại” hoặc “ít đối thoại”. Sau đó nhà tạo mẫu tóc sẽ cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, chi phí như nhau.
Theo thống kê, cứ 5 khách thì có 1 người chọn "dịch vụ không đàm thoại". Dần dần, các tiệm làm tóc cung cấp "dịch vụ không cần trò chuyện" bắt đầu trở nên phổ biến ở Nhật Bản.
Odditycentral đưa tin, một cuộc khảo sát trực tuyến chỉ ra rằng trước khi dịch bệnh bùng phát, đã có khoảng 70% người bày tỏ hy vọng rằng họ sẽ cố gắng không nói chuyện trong tiệm làm tóc.
Trong thời gian có dịch, để tránh các giọt lây lan, nhiều khách không muốn trò chuyện thêm. Về vấn đề này, Shizuo Tanaka, chủ một tiệm tóc cho biết, “dịch vụ không đối thoại” cũng giúp ích cho việc nâng cao hiệu quả dịch vụ và thu hút khách hàng quay lại vào lần sau.
Dưới những bài đăng về loại hình dịch vụ này, không ít người bày tỏ sự hưởng ứng:
"Tôi là kiểu người không thể ngừng nói nếu đã bắt đầu. Nếu có thể giữ im lặng, thợ cắt tóc có thể tập trung cho công việc và rút ngắn thời gian mà tôi phải ngồi ở salon".
"Tuyệt vời ...! Tôi đã chờ đợi 20 năm cho loại hình dịch vụ này.
“Tôi chỉ đi cắt tóc 3 năm một lần vì sợ đến đó phải trò chuyện với mọi người”.
"Ý tưởng phục vụ này quá thiên tài! Thường thì tôi không ghét tán gẫu, nhưng trò chuyện với nhà tạo mẫu tóc trong môi trường salon tóc thì rất mệt. Với những người lần đầu gặp mặt, tôi không muốn nói về mình, cũng không muốn hỏi đối phương về những điều đó".
"Tôi thường làm ca đêm và cắt tóc vào ban ngày. Tôi không muốn nói chuyện vì rất buồn ngủ".
“Vì không muốn nói chuyện, tôi chỉ có thể giả vờ ngủ, hoặc giả vờ đọc một cuốn tạp chí mà bản thân không thực sự muốn đọc".
“Văn hóa im lặng” đã âm thầm phát triển từ trước đây
Để khách hàng cảm thấy thoải mái hơn và không khiến tài xế cảm thấy bị tổn thương nếu khách hàng yêu cầu họ giữ im lặng, dịch vụ "silent taxi" (Tạm dịch: Chuyến xe im lặng) đã được áp dụng bởi công ty Miyako Taxi tại Nhật Bản.
Theo đó, kể từ tháng 4/2017, công ty này đã thử nghiệm tính năng này trên 10 chiếc xe của hãng. Những chiếc xe đặc biệt này được dán thêm một bảng thông báo ngay trước chỗ ngồi của khách hàng với nội dung cho khách hàng có quyền yêu cầu tài xế giữ im lặng trong suốt chuyến đi.
Các thông báo liên quan đã được dán phía sau ghế hành khách, với các khẩu hiệu như "Thử nghiệm với các dịch vụ im lặng" và "Cung cấp môi trường yên tĩnh trong xe".
Sau khi đợi khách lên xe, tài xế sẽ không nói nhiều ngoại trừ những từ cần thiết như chào hỏi, hỏi thăm điểm đến và trả lời các câu hỏi của khách.
Một trang web của Nhật Bản đã thăm dò ý kiến của 381 người hỏi họ có thích trò chuyện với tài xế taxi hay không. Kết quả cho thấy 281 người (73,8%) cho biết họ ngại trò chuyện với tài xế và thích một môi trường đi xe yên tĩnh.
Các tài xế sẽ chỉ chào hỏi và tạm biệt các khách hàng, đồng thời xác nhận lộ trình di chuyển hoặc giao tiếp với khách hàng trong trường hợp khẩn cấp.
Về vấn đề này, Miyako Taxi cũng nhận định rằng, không phải ai cũng muốn các tài xế giữ im lặng. Cũng có nhiều khách hàng rất thích trò chuyện cùng người tài xế về các điểm tham quan, du lịch hay tìm hiểu về cuộc sống của người dân thành phố Kyoto và nói chuyện với tài xế giúp họ khám phá được nhiều điều.
Lối sống mới 'mặc kệ cuộc đời mục rữa' hấp dẫn đến đâu mà khiến giới trẻ Trung Quốc chạy theo điên cuồng?Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất