08/05/2023 21:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Phát hiện của cô bé là thứ các nhà khoa học khao khát có được.
Trang Sina đưa tin, một bé gái ở bang Florida, Mỹ khi đi dạo dọc bãi biển đã phát hiện một vật thể kỳ lạ dưới bờ cát mịn. Cô bé bèn nhặt lên, thấy một viên đá có hình thù kì lạ và quyết định mang về nhà. Ngày hôm sau, khi đi dạo trên bãi biển, cô lại tìm thấy một viên đá khác có hình thù tương tự.
Gia đình cô bé linh tính có điều gì đó không ổn liền gọi ngay cho cơ quan chức năng để báo cáo sự việc. Chỉ vài hôm sau, 1 đội chuyên gia đã tìm đến tận nhà với tuyên bố hùng hồn: "Cháu cần giao nộp 2 viên đá này ngay".
Chân dung bé gái nhặt được 2 viên đá kì lạ bên bờ biển. Hình ảnh: 163.com
Sau khi giám định, các chuyên gia đã khẳng định được hai viên đá dạt trôi bên bờ biển chính là hóa thạch răng của loài cá mập tiền sử đã tuyệt chủng hàng triệu năm. Mỗi chiếc răng dài 89-177 mm và nặng khoảng 0,4 kg.
Loài cá mập này có tên khoa học là Megalodon - một loài cá mập khổng lồ sống cách thời nay khoảng 15,9 tới 2,6 triệu năm, vào thời kỳ Đại Tân Sinh. Megalodon được xem là một trong những động vật có xương sống lớn nhất và mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên. Ước tính một con cá mập khổng lồ này có thể dài 20,3 mét và nặng 106 tấn.
Cận cảnh chiếc răng hóa thạch của loài cá mập tiền sử. Hình ảnh: Sina
Xương của cá mập cấu tạo hoàn toàn bằng sụn, vì sụn là một mô mềm đàn hồi nên khi chết đi, cơ thể nó sẽ tan biến trong nước biển. Chỉ còn lại một thứ duy nhất là hàm răng sắc nhọn chìm xuống đáy biển và tồn tại sau hàng triệu năm.
Những chiếc răng được bao phủ bởi lớp trầm tích cát, có hiệu quả ngăn không cho oxy và vi khuẩn có hại xâm nhập vào nên hóa thạch răng cũng là bằng chứng duy nhất cho thấy cá mập từng tồn tại ở thời tiền sử.
Cá mập liên tục tạo ra răng trong suốt cuộc đời của chúng. Tùy thuộc vào những gì chúng ăn, cá mập mất một bộ răng cứ sau một đến hai tuần, có tới 40.000 chiếc răng trong cuộc đời của chúng. Điều này có nghĩa là răng cá mập liên tục đổ xuống đáy đại dương, làm tăng khả năng chúng bị hóa thạch.
Ảnh phục dựng cá mập Megalodon và phần đầu của nó. Hình ảnh: Wikipedia
Số lượng và chất lượng răng cá mập thường "tốt hơn" ở một số vùng biển, chẳng hạn như vịnh Mexico - nơi được coi là "Thủ đô răng cá mập của cả thế giới" và nơi sinh sống của cá mập hàng triệu năm trước.
Giống như các hóa thạch khác, hóa thạch răng cá mập cũng có giá trị nghiên cứu và vẻ đẹp thẩm mỹ nhất định nên được các nhà sưu tập mua bán, trao đổi. Giá cao nhất của những chiếc răng này trên các trang web nước ngoài là vài nghìn đô la Mỹ.
Mô hình hàm megalodon tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ. Hình ảnh: Wikipedia
Gia đình cô bé sau khi biết sự thật này bèn quyết định giữ lại chiếc răng nhặt được bên bãi biển như vật gia truyền của gia đình và sẽ truyền từ đời này sang đời khác thay vì giao nộp lại cho các chuyên gia. Hơn nữa, cô bé chia sẻ trong tương lai sẽ tiếp tục tìm kiếm và sưu tầm những chiếc răng hóa thạch với kích thước to hơn nữa.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất