08/04/2023 21:45 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Khi lớn tuổi, cha mẹ cần học cách "khoanh tay đứng nhìn" và để con cái dần trưởng thành.
Đối với cha mẹ, con cái là những người thân thiết nhất trên cuộc đời này. Cha mẹ là những người thầy đầu tiên và theo con lâu nhất. Từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trở thành một con người hoàn toàn trưởng thành, lúc nào cha mẹ cũng luôn đóng một vai trò quan trọng trong con đường phát triển của con cái.
Tuy nhiên, “lòng người cách nhau một khoảng”, đã là con người thì luôn có những trăn trở, kể cả khi đối diện với những người thân yêu nhất.
Người ta hạnh phúc nhất khi còn trẻ, bởi vì họ có sự chăm sóc của cha mẹ. Cha mẹ và con cái mặc dù rất thân thiết nhưng không phải chuyện gì cũng có thể nói ra.
Chính vì nhận thức rõ tầm quan trọng trong lời nói và việc làm của mình, bậc phụ huynh nên nhớ rằng: Khi bản thân tới tuổi trung niên, không nói 2 điều sau mới là tốt cho con.
1. Những lời thiên vị, mang tính so sánh
Điều mà con cái quan tâm nhất là cha mẹ có yêu thương, quan tâm mình giống như các anh chị em khác hay không. Cho dù con trẻ không nói ra, biểu hiện ngoài mặt cũng tỏ ra không quan tâm, nhưng trong lòng sẽ cực kỳ để ý. Vì vậy, trong mọi trường hợp, đặc biệt khi bạn già đi, không nên thể hiện sự thiên vị trong lời nói cũng như hành động đối với bất cứ người con nào.
Bạn phải suy nghĩ về tương lai của con bạn, cũng như cân nhắc về tình cảm giữa các con trong suốt quãng đời còn lại của chúng.
Về lâu dài, nếu cha mẹ thể hiện quá ưu ái, thiên vị một người con nào thì tình cảm gia đình sẽ trở thành một bi kịch. Cho dù hiện tại hay tương lai, các anh chị em trong nhà sẽ luôn có sự so sánh, đố kị về những “ưu đãi” mà cha mẹ đã dành cho đối phương. Cuối cùng, những mâu thuẫn này sẽ dẫn tới xích mích, rạn nứt tình cảm gia đình, thậm chí nhiều người còn từ mặt nhau, không bao giờ nói chuyện nữa.
Là cha mẹ, là người trưởng thành hơn, bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi hành động, suy nghĩ trước khi nói ra, đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thành viên trong gia đình. Nếu nhận thức về hậu quả xấu có thể đem lại, tốt nhất đừng nói lời thiên vị dành cho bất cứ ai.
Cha mẹ là những người thương yêu con cái vô điều kiện. Họ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái mà không mong nhận lại hồi đáp. Nhưng, khi những đứa con cái trưởng thành, cha mẹ cần học cách sống cho bản thân nhiều hơn, bớt can thiệp vào cuộc sống của con cái.
2. Lời cằn nhằn, than trách
Sau khi về hưu nhiều người cao tuổi chủ động dọn về sống cùng con cháu. Họ sẵn sàng giúp đỡ, chăm sóc con cháu mong gánh vác bớt áp lực.
Mặc dù ý định là tốt nhưng việc làm này có thể đem đến kết thúc không như ý. Thực tế khoảng cách mới tạo nên cái đẹp. Khi hai thế hệ không chung sống dưới cùng một mái nhà có thể giữ được mối quan hệ hoà thuận.
Bất cứ người cha người mẹ nào cũng muốn con thành công, nên người. Nhưng một ngày, chúng ta phải chấp nhận, con cái cũng đã lớn và thậm chí đã lập gia đình và có lựa chọn của riêng mình.
Ở tuổi xế chiều, mỗi người phải nhìn rõ thực tế, có những việc đã định rồi không thể thay đổi, không nên cố ép. Việc của cha mẹ lúc đó là để lại ước mơ cho con cháu, hạn chế cằn nhằn để thể hệ sau được tự do phát triển.
Khi cha mẹ đã lớn tuổi thể hiện sự không hài lòng bằng lời nói, điều đó không chỉ khiến bản thân khó chịu mà còn làm phiền những người trong gia đình. Thay vào đó, bạn có thể chọn cho mình một sở thích, ra ngoài gặp gỡ bạn bè để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống.
Con người ở mỗi thời đại đều có những đặc điểm bị ảnh hưởng bởi giai đoạn đó. Rõ ràng giữa cha mẹ và con cái có một khoảng cách thế hệ không thể vượt qua. Việc cha mẹ cằn nhằn tưởng là điều tốt, nhưng chưa chắc đã có tác dụng với thế hệ sau.
Để có được tuổi già thanh thản, bạn nên cố gắng không can dự vào vào cuộc sống của con cháu chứ đừng nói là sống chung dưới một mái nhà. Khi một ranh giới vô hình tồn tại, đôi khi lại giúp mối quan hệ duy trì được sự hài hoà.
Đầu tư cho ngoại hình cũng là cách gia tăng thu nhập: Vẻ ngoài chỉn chu chính một lợi thếĐăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất