10/05/2011 14:51 GMT+7 | Du lịch đời sống
Vài năm trở lại đây, biệt danh “làng Nga” dần thay cho “thủ đô resort” khi nói đến khu vực Hàm Tiến - Mũi Né (Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Liên tục trong thời gian qua, 30 – 40% du khách quốc tế đến Bình Thuận là người Nga và 95% số khách này đến vùng biển Hàm Tiến – Mũi Né.
Vào các resort, nhà nghỉ, quán bar, nhà hàng, cửa hàng mua sắm, thậm chí nhà thuốc ở Hàm Tiến và Mũi Né đều nghe được tiếng Nga từ các du khách.
Ở lâu, xài sang, ăn nhiều
Khách Nga rất thích các sản phẩm
Đến Hàm Tiến – Mũi Né lần đầu cách nay ba năm, Polina từ Saint-Petersburg đã mê nơi này và chọn công việc huấn luyện viên thuyền buồm để mỗi năm được ở đây chín tháng. Cô nói người Nga thích du lịch nghỉ dưỡng ở những nơi có bãi biển đẹp, nhiều nắng, nhiều gió và yên tĩnh.
bằng da cá sấu.
Hàm Tiến – Mũi Né hội đủ những điều kiện tự nhiên ấy bởi khí hậu dễ chịu, nắng nhưng không oi bức, gió nhiều và bãi biển dài hun hút phù hợp với sở thích chơi lướt ván, dù lượn của người Nga. Cư dân nơi đây hiền hoà, thân thiện, đường phố không ồn ào, an ninh tốt, ít có cảnh chèo kéo khách.
Thống kê của ngành du lịch Bình Thuận trong ba năm gần đây, bình quân mỗi ngày có khoảng 400 – 500 khách Nga đến Hàm Tiến – Mũi Né. Nếu mỗi khách Nga chỉ lưu trú 15 ngày thì ít nhất mỗi ngày có 5.000 – 6.000 người Nga hiện diện tại làng biển này. Trên thực tế, khách Nga lưu trú từ một đến ba tháng rất nhiều, có người mỗi lần sang nửa năm. Trong khi số khách du lịch đến Việt Nam một lần rồi thôi, số khách Nga quay lại Hàm Tiến những năm sau không phải ít.
Chủ nhà nghỉ Châu Linh cho biết một gia đình Nga sáu người đã sang bốn năm liên tiếp, mỗi lần ở nhà nghỉ ba đến sáu tháng. Gia đình này còn giới thiệu cho bạn bè sang và cũng ở lâu như vậy. Lưu trú như vậy nên số lượng người Nga ở làng biển Hàm Tiến – Mũi Né có những tháng lên đến hơn 10.000 người mỗi ngày.
“Ở lâu, xài sang, ăn nhiều” là nhận xét của dân địa phương về khách Nga. Không chỉ mang lại công suất phòng ổn định 80 – 100% trong hơn nửa năm cho các resort, nhà nghỉ, khách Nga còn chi tiêu khá thoải mái nên những người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều có thu nhập khá. Một ông chủ bán ngọc trai cho biết khách Nga mua sắm gấp hai, ba lần khách châu Âu. Các nhà hàng hay quán ở bờ kè biển đều thích phục vụ khách Nga vì bữa ăn của họ nhiều và toàn món ngon, đặc biệt là sẵn sàng trả cao cho các loại hải sản đắt tiền.
Không bỏ lỡ cơ hội
Khách chịu chi tiêu như thế nên suốt con đường dài Nguyễn Đình Chiểu – Huỳnh Thúc Kháng gần mười cây số xuyên qua Hàm Tiến - Mũi Né, tất cả bảng hiệu trước đây bằng tiếng Anh, giờ đều ưu tiên cho tiếng Nga. Thực đơn nhà hàng, danh thiếp, bảng giá dịch vụ, tờ rơi quảng cáo đều dịch sang tiếng Nga. Người buôn bán ở vỉa hè không bảng hiệu, không nói được tiếng Nga cũng làm sẵn những tờ giới thiệu để khách xem.
Gần 40 resort đón những vị khách Nga từ năm 2006 nhanh chóng mở các câu lạc bộ lướt ván buồm, dù lượn, tổ chức những chương trình ẩm thực biển. Đến nay, khoảng nửa số resort ở Hàm Tiến – Mũi Né có dịch vụ huấn luyện môn thể thao này.
Trước nhu cầu khách ở dài hạn, không ít nhà nghỉ, nhà trọ trước đây chỉ để cho tài xế các đoàn khách du lịch ngủ đã nhanh chóng được sửa sang lại sạch đẹp hơn để đón khách Nga lưu trú dài hạn. Nhà nghỉ Châu Linh có tám phòng rộng trang bị đầy đủ tiện nghi, phòng nào cũng có bộ bàn ghế ngoài hành lang, phía sau nhà nghỉ còn có sân bóng mini nên khách Nga đi theo dạng gia đình hay chọn ở. Nhà nghỉ Duy An có 16 phòng xoay quanh một khoảng sân vườn rộng, trồng nhiều cây xanh, kể cả cây ăn trái, đáp ứng được nhu cầu thích nằm võng ngắm trăng sao của khách Nga.
Chủ quán Thanh Oanh kể năm 2006, đột nhiên khách Nga sang ào ạt, nhưng nói tiếng Anh họ không hiểu. Tìm người dịch thực đơn chưa được, chị nhờ luôn thực khách Nga giúp giùm. Khách đến trước dịch, khách đến sau thấy dịch sai thì sửa giùm, chỉ sau một năm, quán Thanh Oanh có bộ thực đơn bằng tiếng Nga khá đầy đủ món. Đây là một trong những lý do khiến quán bình dân này được khách Nga chuộng.
Những nhà thuốc nhỏ phục vụ dân địa phương, nay cũng thành nhà thuốc du lịch bởi người Nga đặc biệt thích các loại thảo dược làm đẹp, thực phẩm chức năng, rượu bổ, thuốc xoa bóp chiết xuất từ nọc rắn… của Việt Nam. Khách mua tổng cộng 400 – 500 đôla Mỹ các loại thuốc từ thảo dược của Việt Nam khi về Nga là chuyện thường.
(Còn nữa)
Theo SGTT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất