08/04/2023 11:32 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Đây là thói quen ăn uống xấu nhiều người mắc phải chỉ vì tiết kiệm.
Wang Mou, 45 tuổi là nhân viên một công ty tài chính. Anh có thân hình mập mạp nên để giảm cân, anh thường ăn một số loại ngũ cốc như: Ngô, khoai lang,… Đây là cách hạn chế tinh bột, giúp cơ thể no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.
Vì theo chế độ dinh dưỡng này nên Wang Mou thường tích trữ ngô, khoai lang và một số loại hạt trong nhà. Nhưng do bảo quản trong thời gian dài nên đến khi ăn, đa số thực phẩm đều xuất hiện dấu hiệu bị hỏng như chuyển màu, có nấm mốc,…
Bản thân anh Wang Mou là người tiết kiệm nên dù thực phẩm bị hỏng, anh cũng không nỡ vứt đi mà chỉ loại bỏ phần nấm mốc rồi tiếp tục chế biến.
Tuy nhiên, trong một buổi kiểm tra sức khoẻ, Wang Mou được thông báo bị ung thư dạ dày, tình hình sắp tới đáng báo động. Căn bệnh này có liên quan mật thiết đến việc anh thường xuyên ăn thực phẩm bị mốc. Nghe bác sĩ thông báo, anh đã vô cùng suy sụp, khóc nấc ngay tại phòng bệnh.
Anh Wang Mou nghẹn ngào: "Cách đây 5 tháng, tôi cảm thấy hơi khó chịu trong người nhưng chủ quan bỏ qua. Gần đây, những cơn đau dạ dày dữ dội kéo đến nhiều hơn nên tôi mới sắp xếp công việc để đi khám. Không ngờ tôi lại bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Cuộc sống giờ coi như chấm dứt".
Muốn tránh nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bạn tuyệt đối không được ăn những loại ngũ cốc thô đã bị hỏng. Do các loại ngũ cốc thô bị hỏng đều xuất hiện aflatoxin trong đó.
Aflatoxin được Tổ chức Y tế thế giới liệt kê là chất ung thư cấp độ 1. Theo nghiên cứu liên quan, aflatoxin sau khi vào cơ thể con người sẽ sản sinh ra một lượng lớn độc tố. Độc tố này gấp 70 lần asen – một trong những chất gây ung thư hàng đầu.
Nếu cơ thể bị nhiễm aflatoxin sẽ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, dễ gây ung thư dạ dày và các vấn đề khác.
Nấm mốc Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt. Những hạt lạc bị mốc được rang với nhiệt độ rất cao sẽ làm cho các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Chính vì thế, khi lạc bị mốc thì nên bỏ đi, dù có chế biến ở nhiệt độ cao thì ăn vào vẫn gây nguy hiểm.
Sử dụng thực phẩm chứa nấm mốc aflatoxin dễ gây bệnh ung thư. Tuy nhiên nhiều gia đình vẫn chưa hiểu rõ được vấn đề này, với suy nghĩ đơn giản là chỉ cần chà xát và phơi khô cho hết nấm là hết độc và có thể sử dụng được nên nhiều người đã tự "rước bệnh vào thân".
Nhiều loại hạt dù có thời gian bảo quản tương đối dài nhưng nếu bảo quản sai cách vẫn có thể bị nấm mốc, xảy ra tình trạng có vị chua. Còn khoai lang và ngô và các loại củ khác nếu xuất hiện mốc xanh, vàng nâu hoặc đen thì phải loại bỏ ngay.
Bên cạnh đó, các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải bảo đảm vệ sinh, không dùng khăn ẩm mốc để lau bát đũa. Về thực phẩm, chúng ta cần nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín nếu để quá 2 giờ và nhất là để qua đêm thì phải được đun chín lại.
Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo mọi người không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản, không dùng chung thớt để thái đồ chín và đồ sống; không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc; không được đãi, rửa lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại.
Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc, thì không được tiếp tục ăn thức ăn đó. Việc cần làm lúc này là báo ngay cho cơ quan y tế để điều tra, xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc.
Với thực phẩm khô, nguyên tắc "vàng" để không bị ẩm, dẫn đến nấm mốc là phải để ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp và ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Các loại hạt, ngũ cốc có thể sử dụng vài tháng, thậm chí cả năm nếu biết cách bảo quản hợp lý. Nên phơi khô và đựng các loại ngũ cốc này trong lọ thủy tinh, hộp kín hoặc buộc nylon kín, treo ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất