02/06/2012 13:20 GMT+7 | EURO 2024
(thethaovanhoa.vn) - Chỉ được chọn trước khi EURO 1992 khởi tranh đúng 10 ngày nhưng Đan Mạch đã gây bất ngờ lớn khi vượt qua giành những gã khổng lồ như Hà Lan, Đức để giành chức vô địch.
Đan Mạch VĐ EURO 1992 - Ảnh Getty
Những năm đầu thế kỷ XX, bóng đá Đan Mạch khá phát triển với hai huy chương vàng liên tiếp tại Olympic 1908 và 1912. Tuy nhiên, do LĐBĐ Đan Mạch không chịu đổi mới, vẫn giữ rặt lấy cách tổ chức nghiệp dư thay vì chuyên nghiệp như các nước khác nên nền bóng đá nước này không thể phát triển. Phải đến năm 1971, khi giải chuyên nghiệp Đan Mạch được tổ chức, bóng đá nước này mới dần khởi sắc và những thành công trong thập niên 1980 có thể xem như kết quả của quá trình đổi mới này.
EURO 1984 là giải đấu lớn đầu tiên Đan Mạch lọt vào vòng chung kết và ngay trong lần đầu ra mắt, “Những chú lính chì” đã gây ấn tượng khi lọt vào tới bán kết. Tại World Cup 1986, đội bóng này tiếp tục duy trì được phong đội khi lọt vào vòng 1/8. Tuy nhiên, đến EURO 1988, Đan Mạch bắt đầu sa sút khi một số trụ cột bắt đầu giã từ sự nghiệp quốc tế. Năm 1990, HLV Sepp Piontek, cha đẻ của thương hiệu “Dynamite Danish” (Thuốc nổ Đan Mạch) được thay thế bằng trợ lý Richard Moller Nielsen.
Chỉ có trong tay một đội ngũ không mấy chất lượng, ông Nielsen đã áp dụng chiến thuật phòng ngự tiêu cực thay vì tấn công cống hiến như bậc tiền bối Pionstek. Sự thay đổi này đã khiến nội bộ Đan Mạch mâu thuẫn, dẫn tới sự rút lui của anh em nhà Laudrup còn Jan Molby và Jan Heintze bị loại do vô kỷ luật. Do những xáo trộn liên tục trong một thời gian dài nên dù hồi sinh trong giai đoạn cuối, Đan Mạch cũng chỉ có thể xếp thứ hai, sau Nam Tư, tại vòng loại EURO 1992.
Tuy nhiên, Chúa đã bất ngờ mỉm cười với đội bóng này khi chỉ còn cách EURO 1992 10 ngày, họ bất ngờ được chọn đá thay Nam Tư, bị loại vì lý do chính trị. Thêm một may mắn khác là trong giai đoạn này, Đan Mạch cũng đang tập trung chuẩn bị thi đấu giao hữu với đội CIS (Liên Xô trước đây) nên có một sự chuẩn bị không tồi. Để chuẩn bị cho giải đấu, HLV Nielsen đã trải thảm đỏ mời lại anh em nhà Laudrup nhưng chỉ có người em Brian quyết định tái xuất còn người anh Michael phải đến năm 1993 mới quay trở lại.
Tại vòng bảng, hai trận đầu, Đan Mạch khởi đầu không ấn tượng khi cầm hòa được Anh nhưng bị Thụy Điển đánh bại. Đến trận thứ ba, đội bóng của HLV Nielsen mới bắt đầu lột xác khi đánh bại Pháp. Tại bán kết, đội bóng này lại gây bất ngờ khi cầm hòa được ĐKVĐ EURO Hà Lan trong 120 phút rồi đánh bại “Oranje” trong loạt penalty cân não. Còn đến trận chung kết, Đan Mạch thực sự gây chấn động khi hạ gục ĐKVĐ World Cup Đức tới 2-0, giành chức vô địch đầu tiên trong lịch sử.
Thành công của Đan Mạch tại giải đấu năm 1992 đến từ nhiều yếu tố. Về mặt khách quan, EURO 1992 bất ngờ chứng kiến sự sa sút của hàng loạt các ông lớn, từ Đức, Hà Lan tới Anh, Pháp. Cần nhớ Đức và Hà Lan khi đó đang là những đội hàng đầu thế giới còn Anh và Pháp cũng sở hữu một thế hệ vàng với nhiều tên tuổi như Gary Lineker, Jean-Pierre Papin hay Eric Cantona. Nếu Anh và Pháp thi đấu đúng sức, Đan Mạch đã không có cơ hội vượt qua vòng bảng!
Về mặt chủ quan, với một tập thể gần như không ngôi sao, Đan Mạch đã thi đấu gắn kết hơn hẳn trước đây. “Chúng tôi không có những cá nhân xuất sắc nhất nhưng là đội bóng mạnh nhất”, tiền vệ Kim Vilfort chia sẻ. Sự đoàn kết này đã giúp chiến thuật phòng ngự của HLV Nielsen tỏ ra rất hiệu quả tại giải đấu lần này. Thêm vào đó, sự trở lại của Brian Laudrup cũng giúp những phương án của Đan Mạch thêm phần nguy hiểm.
Vô địch: Đan Mạch Á quân: Đức Hạng ba: Hà Lan, Thụy Điển Vua phá lưới (Cùng 3 bàn): Henrik Larsen (Đan Mạch), Karl-Heinz Riedle (Đức), Dennis Bergkamp (Hà Lan), Tomas Brolin (Thụy Điển) Đội hình tiêu biểu EURO 1992: Cây trường sinh Trong đội hình tiêu biểu của EURO 1992, chỉ có hai cầu thủ thuộc diện U-23 là Brian Laudrup và Dennis Bergkamp. Những gương mặt còn lại đều ở tuổi trưởng thành hay đã ở ngưỡng 30 như Ruud Gullit (30 tuổi) hay Peter Schmeichel (29). Tuy nhiên, với những cầu thủ đã chín này, EURO 1992 dường như mới chỉ là sự khởi đầu và sự nghiệp của họ vẫn kéo dài thêm nhiều năm nữa. Chẳng hạn, thủ môn Schmeichel thi đấu cho Đan Mạch tới năm 2001, giải nghệ năm 2003 ở Man. City khi đã 40 tuổi. Laurent Blanc cũng chinh chiến cùng tuyển Pháp tới năm 35 tuổi và chỉ giải nghệ tại Man. United vào năm 2003, khi đã 38 tuổi. Stefan Effenberg nghỉ hưu vào năm 2004 khi “mới” 36 tuổi. Tuy nhiên, ở độ tuổi lão tướng, những gương mặt trên vẫn gặt hái được vô số vinh quang. Schmeichel là đội trưởng của M.U vô địch Champions League 1999 (36 tuổi), Effenberg là thủ lĩnh giúp Bayern vô địch giải đấu này năm 2001 (33) còn Blanc là thành viên của tuyển Pháp vô địch World Cup 1998 và 2000 (35). Thủ môn: Peter Schmeichel (Đan Mạch). Hậu vệ: Jocelyn Angloma (Pháp), Laurent Blanc (Pháp), Juergen Kohler (Đức), Andreas Brehme (Đức). Tiền vệ: Ruud Gullit (Hà Lan), Stefan Effenberg (Đức), Thomas Haessler (Đức), Brian Laudrup (Đan Mạch). Tiền đạo: Dennis Bergkamp (Hà Lan), Marco van Basten (Hà Lan). |
Trần Khánh An
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất