Kịch bản đánh phủ đầu Triều Tiên của nhóm tàu sân bay, tàu ngầm Mỹ

15/04/2017 20:14 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Với nhóm tàu tấn công do tàu sân bay USS Carl Vinson làm chủ lực tiến thẳng về Bán đảo Triều Tiên cùng với đội tàu ngầm hạt nhân sẵn sàng chờ lệnh điều động, Mỹ có thể triển khai tấn công phủ đầu Bình Nhưỡng nhằm ngăn chặn một cuộc thử tên lửa tiếp theo.

 

Ngày 8/4, Hải quân Mỹ đã triển khai đội tàu sân bay USS Carl Vinson được hộ tống bởi 2 tàu khu trục tên lửa USS Wayne E. Meyer (DDG-108) và USS Michael Murphy (DDG-112) thuộc lớp Arleigh Burke có thể mang tới 128 quả tên lửa Tomahawk, cùng với tuần dương hạm USS Lake Champlain (CG-57) lớp Ticonderoga được trang bị tới 122 quả tên lửa Tomahawk, tiến về vùng biển Triều Tiên.


Tàu sân bay USS Carl Vinson

Kênh truyền hình NBC News dẫn nguồn từ giới chức tình báo Mỹ đưa tin hai tàu khu trục mang tên lửa hành trình Tomahawk cũng đã được cử tới cách các điểm thử hạt nhân tại quốc gia Đông Bắc Á này chỉ khoảng 500 km trong khi bom hạng nặng vào vị trí sẵn sàng tại đảo Guam.

CẬP NHẬT: Cuộc diễu binh phô trước sức mạnh tên lửa, xe tăng, máy bay ở Triều Tiên

CẬP NHẬT: Cuộc diễu binh phô trước sức mạnh tên lửa, xe tăng, máy bay ở Triều Tiên

Sáng ngày 15/4, quân đội Triều Tiên đã tiến hành diễu binh rầm rộ ở Bình Nhưỡng trong một động thái biểu dương sức mạnh của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng liên quan đến chương trình hạt nhân của quốc gia này.

 

 

Theo tờ LATimes, lực lượng ngăn chặn các hành động gây hấn từ phía Triều Tiên sẽ có thể có sự góp mặt của đội tàu ngầm hùng hậu của Mỹ, nếu như Tổng thống Mỹ Donald Trump thấy cần thiết.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Fox News, ông Trump chia sẻ: “Chúng ta có tàu ngầm, chúng rất mạnh, mạnh hơn nhiều nhóm tàu sân bay. Tôi có thể khẳng định với các bạn điều này”. Theo Hải quân Mỹ, tàu ngầm tên lửa đạn đạo của nước này được thiết kế đặc biệt để do thám cũng như phóng các loại đầu đạn hạt nhân và truyền thống.

Chuyên gia quân sự vẫn 'đoán già đoán non' về kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên

Chuyên gia quân sự vẫn 'đoán già đoán non' về kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên

Triều Tiên sở hữu 30 kg plutoni đã phân tách và từ 175 đến 645 kg urani cấp độ vũ khí. Con số này tương đương với 13 đến 30 đơn vị vũ khí hạt nhân với điều kiện 70% số nguyên liệu thô này được sử dụng để chế tạo bom.

 

 

Hiện Mỹ đang có 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình Tomahawk, bao gồm tàu ngầm lớp Ohio (SSGN-726), Michigan (SSGN-727), Florida (SSGN-728) và Georgia (SSGN-729), với mỗi chiến hạm có thể mang đến 154 tên lửa hành trình Tomahawk.

Trong kịch bản đánh phủ đầu Triều Tiên, Mỹ luôn đề cao sức mạnh của phi đội chiến đấu cơ tàng hình và hệ thống tên lửa hành trình có thể dễ dàng hạ gục bất kỳ cơ sở nào có liên quan đến chương trình hạt nhân tại Bình Nhưỡng. Mỹ có thể thả “sát thủ boongke” GBU-57 MOP thổi bay các mục tiêu trên mặt đất. Với việc điều hai tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio mang theo hơn 300 quả tên lửa BGM-109 Tomahawk bí mật tới bao vây bờ biển Triều Tiên, dàn trận với hai tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderoga đều được trang bị tên lửa hành trình, các cơ sở hạt nhân, bệ phóng tên lửa và phương tiện vận chuyển của Triều Tiên sẽ bị phá hủy.

Có thông tin Triều Tiên vừa phóng một vật thể nghi tên lửa

Có thông tin Triều Tiên vừa phóng một vật thể nghi tên lửa

Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-Hae nêu rõ: "Chúng ta sẵn sàng đáp trả một cuộc chiến tranh tổng lực bằng một cuộc chiến tranh tổng lực".

 

 

Tuy lý thuyết là vậy song trên thực tế, việc Washington muốn tấn công Triều Tiên không phải là một việc đơn giản. Các chuyên gia cho rằng nếu như Mỹ đơn phương tấn công Bình Nhưỡng, mà không có sự hợp lực từ các đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản… thì điều này có thể dẫn tới nhiều kịch bản nguy hiểm khó lường.

Không chỉ có Hàn Quốc lo ngại về thảm họa hạt nhân sẽ xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, mà các nước láng giềng như Trung Quốc và Nga cũng chắc chắn không thể nào để bạo lực bùng phát trong mối quan hệ Mỹ-Triều Tiên. Lầu Năm Góc sẽ phải tính đến trường hợp các quả tên lửa của nước này trong khi tấn công Bình Nhưỡng sẽ rơi vào vùng lãnh thổ của Nga. Nga sẽ không để tên lửa Mỹ "vô tình" rơi vào lãnh thổ của mình mà sẽ buộc phải bắn hạ tên lửa của Mỹ ngay khi nó đang ở trong không phận Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn tất 'phương án quân sự và cách lật đổ' Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn tất 'phương án quân sự và cách lật đổ' Triều Tiên

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã hoàn tất chính sách về Triều Tiên, theo đó tập trung vào 'gây sức ép tối đa và cam kết' để hướng tới phi hạt nhân hóa quốc gia biệt lập này.

 

 

Hiện cả thế giới đang nín thở chờ xem những diễn biến tiếp theo trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên bán đảo Triều Tiên khi có nhiều đồn đoán về việc Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 hoặc hoặc bắn tên lửa trong các dịp lễ quan trọng trong tháng 4. Trước buổi diễu binh nhân kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành ngày 15/4, Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-Hae nêu rõ quốc gia này sẵn sàng đáp trả một cuộc chiến tranh tổng lực nếu như Mỹ tấn công hạt nhân.

Trước đó, Tổng thống Trump đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo Washington sẵn sàng tự mình giải quyết vấn đề Triều Tiên, bao gồm khả năng áp dụng biện pháp quân sự.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm