12/10/2022 18:25 GMT+7 | Văn hóa - Giải trí
Nền văn minh Trung Hoa trải dài 5.000 năm lịch sử, để lại vô số giá trị văn hóa và công trình kiến trúc cổ cho đến ngày nay, trong đó nổi tiếng nhất là Tử Cấm Thành (Cố cung) ở Bắc Kinh và Cung điện Potala.
Cung điện Potala tọa lạc ở vùng đất Tây Tạng xa xôi nên ít ai biết đến.
Cung điện Potala (Bố Đạt La cung) được xây dựng sớm hơn cả Tử Cấm Thành, có lịch sử hơn 1.300 năm, đứng vững chãi trên ngọn núi Hồng Sơn (Lhasa - thủ phủ Tây Tạng) ở độ cao khoảng 3.700 mét cách mực nước biển. Người xưa đồn đoán rằng một nửa số vàng trên thế giới nằm trong Cung điện Potala thời bấy giờ.
Vậy phải bỏ ra bao nhiêu kim ngân châu báu để xây dựng nên cung điện uy nghiêm này?
Lý do Cung điện Potala được xây dựng
Mỗi cung điện uy nghiêm đều có câu chuyện đằng sau.
Tử Cấm Thành là nơi ở của Hoàng đế và vương thân quý tộc. Thế thì Cung điện Potala được xây dựng với mục đích gì?
Muốn biết về quá trình xây dựng Cung điện Potala, chúng ta phải quay ngược thời gian trở về thời Vương triều Thổ Phồn Tây Tạng. Đây là triều đại cực kỳ phồn thịnh được cai trị bởi vị Tạng vương Songtsen Gampo.
Ở nơi khắc nghiệt cả về địa hình lẫn khí hậu như Tây Tạng, Tạng vương vẫn đảm bảo người dân của mình không phải chịu đói. Bất kể về phương diện kinh tế, lịch sử văn hóa hay quân sự, Tạng vương đều điều hành và đưa ra những quyết định một cách xuất sắc. Tất cả những điều này đã làm Vương triều Thổ Phồn trở thành giai đoạn lẫy lừng và sáng chói.
Cung điện Potala không phải được xây một lần mà thành, hơn nữa ban đầu được gọi là “Hồng Sơn cung”. Đây cũng là nơi sinh hoạt hàng ngày của Tạng vương.
Ở thời bấy giờ, Songtsen Gampo kết hôn với Bhrikuti Devi (công chúa vương quốc Licchavi của Nepal, bà cũng được xem là hóa thân của Đa La Bồ Tát). Bà chính là Tán Phổ đầu tiên của Đế quốc Thổ Phồn.
Vì muốn củng cố địa vị của Tạng vương, Songtsen Gampo đã cầu hôn với nhà Đường để kết hôn với công chúa Văn Thành. Lý Thế Dân đồng ý yêu cầu của Songtsen Gampo và hứa hôn công chúa Văn Thành cho Tạng vương.
Để kết hôn với công chúa Văn Thành và bày tỏ thiện chí với nhà Đường, Songtsen Gampo đã quyết định tổ chức một đám cưới hoành tráng. Do đó, ông cho mở rộng Hồng Sơn cung và đổi tên thành Cung điện Potala.
Vì ở thời nhà Đường, Phật giáo phát triển cực thịnh nên công chúa Văn Thành đã mang Phật giáo đến Tây Tạng. Hơn nữa, công chúa Bhrikuti Devi của Nepal cũng tin vào Phật giáo ở đất nước mình nên bà đã truyền bá cho người dân.
Dưới sự ảnh hưởng của hai người vợ, Songtsen Gampo vốn không quan tâm đến Phật giáo, dần có niềm tin và quyết định xây dựng Cung điện Potala mang yếu tố Phật giáo. Từ đó, Cung điện Potala còn được mệnh danh là "Trái tim của Phật giáo Tây Tạng".
Cung điện Potala - nơi cất giữ kho ngọc ngà châu báu khổng lồ
Đối với việc xây dựng Cung điện Potala, Songtsen Gampo vô cùng hào phóng. Ông ra lệnh cho thợ xây biến Hồng Sơn cung trở thành cung điện nguy nga mang âm hưởng Phật giáo, có tổng diện tích là 360.000 mét vuông.
Việc tìm được một địa điểm rộng lớn như vậy để xây dựng cung điện trên núi cao hùng vĩ đã là một kỳ công. Càng đáng giá hơn khi Tạng vương thổi hồn văn hóa chùa miếu vào cung điện của mình.
Songtsen Gampo cho xây dựng chính cung của Cung điện Potala nằm ở vị trí cao ít nhất 200m, bên ngoài có 13 tầng và bên trong có 9 tầng, từ sàn cho đến trần và tranh tường, đâu đâu cũng lấp lánh ánh hoàng kim và toát ra vẻ hào nhoáng lộng lẫy.
Trong "Tây Tạng vương thống ký", Cung điện Potala được mô tả như sau: “Cổng cung điện tọa Bắc hướng Nam, Hồng cung (một cung trong Cung điện Potala) có hơn 900 phòng, cộng thêm những gian ở các cung khác, tổng cộng lên đến 1.000 phòng”.
Các vật phẩm liên quan đến Phật giáo do hai người vợ của Tạng vương mang theo, cũng như vô số báu vật quý hiếm và đồ trang sức vàng bạc của hồi môn, đều được cất giữ trong Cung điện Potala.
Không cần mô tả cũng đủ biết, cảnh tượng bên trong cung điện xa hoa đến mức khiến người ta không tin vào mắt mình.
Nhưng trong Cung điện Potala, thứ quý giá nhất chính là một "linh tháp" cao 14,85 mét. Chi phí xây dựng tòa tháp này tiêu tốn 1,04 triệu lượng bạc và 110.000 lượng vàng, cùng với hơn 15.000 viên trân châu, đá quý và mã não.
Ngoài những bảo vật quý giá này, thứ có giá trị lưu niệm nhất là sách đại xá của Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh, cùng những bức hoành phi viết tay do các vị Thổ Phồn vương để lại và kinh thư pháp khí nhà Phật bị thất truyền từ lâu.
Kinh phí xây dựng Cung điện Potala là con số “trên trời”, không thể đếm xuể.
Tuy nhiên, dân chúng nơi đây luôn tin rằng: một nửa số vàng trên thế giới nằm trong cung điện Potala. Mặc dù lượng vàng thời bấy giờ không thể nhiều bằng thời nay nhưng có thể nói, sự tráng lệ của Cung điện Potala không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn có ý nghĩa lịch sử và giá trị kinh tế.
Trải qua nhiều thăng trầm của dòng lịch sử, Cung điện Potala ngày nay đã trở thành thánh địa trong mắt nhiều người. Thế nhưng, nơi này đã từng hứng chịu nhiều thiệt hại lớn và được tu bổ bằng công nghệ, máy móc hiện đại.
Được biết, những Tạng vương đời sau cũng nhiều lần cải tạo Cung điện Potala, đến nay chiều cao cung điện đạt 110 mét với 13 tầng.
Trung Hạ
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất