Cột cờ Quốc gia Lũng Cú - Nơi non sông gửi trọn hồn thiêng dân tộc

19/04/2025 12:08 | Du lịch
Minh Tâm/TTXVN

Nằm sừng sững trên đỉnh núi Rồng, giữa đại ngàn núi đá tai mèo trập trùng của Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), Cột cờ Quốc gia Lũng Cú không chỉ là điểm cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc, còn là biểu tượng hào hùng của chủ quyền quốc gia. Nơi đây, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong gió đại ngàn, ghi dấu bao thế hệ người Việt đổ mồ hôi, xương máu gìn giữ từng tấc đất cha ông để lại.

Cột cờ - Dấu ấn khẳng định chủ quyền

Lũng Cú - tên gọi đã in đậm trong tâm khảm mỗi người con đất Việt mang trong mình nhiều truyền thuyết thi vị. Có giả thuyết cho rằng, “Lũng Cú” là cách gọi chệch của “Long Cư”, nghĩa là nơi Rồng ở. Đỉnh núi cao nhất của vùng đất này được gọi là núi Rồng, gợi lên hình ảnh linh thiêng giữa trời đất. Một cách lý giải khác, theo tiếng Mông, “Lũng Cú” nghĩa là “Lũng Ngô”, bởi nơi đây từng là cánh đồng ngô xanh rì trù phú. Cũng có truyền thuyết kể rằng, Lũng Cú là tên vị thủ lĩnh người Lô Lô có công khai khẩn, giữ gìn vùng đất biên cương suốt bao đời.

Người dân nơi đây truyền nhau câu chuyện cảm động về đôi “mắt Rồng”. Trước khi bay về trời, Rồng tiên thương cảm trước cảnh dân làng thiếu nước nên đã để lại đôi mắt hóa thành hai hồ nước ngọt bên sườn núi - một ở bản Thèn Pả của người Mông, một ở bản của người Lô Lô. Dù mùa khô hạn có khắc nghiệt đến đâu, hai hồ nước ấy vẫn không bao giờ cạn, trở thành nguồn sống bao đời của cư dân vùng cao.

Cột cờ Quốc gia Lũng Cú - Nơi non sông gửi trọn hồn thiêng dân tộc - Ảnh 1.

Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Theo dòng lịch sử, Cột cờ Lũng Cú được cho là có từ thời Lý, khi Thái úy Lý Thường Kiệt tiến quân trấn ải biên thùy và cắm cờ khẳng định chủ quyền nơi đỉnh núi Rồng. Đến thời Tây Sơn, vua Quang Trung cho lập đồn gác, đặt trống đồng đánh vang mỗi canh để khẳng định đất trời đã có người canh giữ. Năm 1887, thực dân Pháp và nhà Thanh từng mưu toan cắt đất Lũng Cú, nhưng trước sự kiên cường của nhân dân, mảnh đất thiêng ấy vẫn hiên ngang thuộc về non sông Việt Nam.

Năm 1978, Đồn Công an nhân dân vũ trang Lũng Cú (nay là Đồn Biên phòng Lũng Cú) đã cho dựng cột cờ đầu tiên bằng cây sa mộc cao 12m, treo lá cờ 1,2m². Đến năm 2000, chính quyền tỉnh Hà Giang xây dựng cột cờ kiên cố bằng bê tông, và đến năm 2010, công trình được trùng tu hoàn thiện với tổng chiều cao 34,85m, mô phỏng theo Cột cờ Hà Nội.

Trung tá Kim Xuân Giang, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Lũng Cú chia sẻ: Mỗi cán bộ, chiến sỹ nơi đây đều hiểu rằng, giữ vững chủ quyền biên giới không chỉ bằng súng đạn, mà bằng cả trái tim và tình yêu đất nước. Lá cờ trên đỉnh Lũng Cú là niềm tự hào, là lời nhắc nhở mỗi cán bộ, chiến sỹ Biên phòng không ngừng về trách nhiệm thiêng liêng với từng tấc đất quê hương.

Phần thân cột mang hình bát giác, được gắn 8 mặt trống đồng và 8 bức phù điêu bằng đá xanh, khắc họa các giai đoạn lịch sử dân tộc cùng đời sống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Hà Giang. Để chạm tay vào cột cờ, du khách phải vượt qua 839 bậc thang chia làm ba chặng. Trên đỉnh cao, lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m², tượng trưng cho 54 dân tộc anh em tung bay giữa bầu trời xanh thẳm, như tuyên ngôn hùng hồn về một Việt Nam độc lập, thống nhất, trường tồn.

Trong dịp về nguồn và đón nhận lá cờ Tổ quốc được treo tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, để trưng bày tại phòng truyền thống của nhà trường, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội không giấu được niềm xúc động khi chứng kiến lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa đất trời biên cương trong tiếng Quốc ca hào hùng vang vọng. “Khoảnh khắc lá cờ được kéo lên, tôi cảm thấy một sự thiêng liêng đến nghẹn ngào. Giữa không gian linh thiêng nơi địa đầu Tổ quốc, mọi lo toan đời thường dường như tan biến, chỉ còn lại niềm tự hào và tình yêu sâu sắc dành cho đất nước Việt Nam thân yêu” - Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Hải.

Với những du khách từ phương xa, hành trình đến Lũng Cú không chỉ là cuộc viễn du, còn là hành trình đi tìm bản ngã dân tộc. Chị Nguyễn Thị Mai Hương, du khách đến từ tỉnh Cà Mau chia sẻ: "Tôi đã đi qua gần 2.500km để được đứng ở đây - nơi địa đầu Tổ quốc. Khi ngẩng đầu nhìn lá cờ đỏ sao vàng bay trên đỉnh núi, tôi thực sự thấy lòng mình lắng lại. Xa xôi là thế mà gần gũi đến lạ thường".

Một điểm đến - Một niềm tự hào

Cột cờ Lũng Cú không chỉ là điểm du lịch, còn là chốn thiêng liêng bao người dân Việt mong được một lần đặt chân tới. Dưới chân cột là Nhà lưu niệm - nơi lưu giữ những vật dụng truyền thống của đồng bào bản địa. Không xa là Trạm Biên phòng Lũng Cú - lực lượng "gác cổng" tiền tiêu của Tổ quốc, ngày đêm canh giữ biên cương.

Lá cờ trên đỉnh cột được thay định kỳ 7-10 ngày/lần để đảm bảo luôn tươi mới, bởi gió vùng cực Bắc rất mạnh. Với mỗi cán bộ, chiến sĩ biên phòng, đó không đơn thuần là nhiệm vụ, mà là nghi lễ trang nghiêm, gửi gắm lòng yêu nước, niềm tin, khát vọng bảo vệ non sông.

Ngày 18/11/2009, Cột cờ Lũng Cú được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia - như một lời khẳng định về giá trị trường tồn cả về lịch sử, văn hóa và tâm linh của biểu tượng thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc.

Cùng với sức hút mạnh mẽ từ vẻ đẹp hùng vĩ và giá trị lịch sử sâu sắc, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ngày một tăng nhanh qua từng năm. Riêng tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, mỗi ngày đón hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước. Người già, trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên, những đoàn cựu chiến binh hay bạn bè quốc tế… tất cả đều tìm về nơi đây để lắng nghe nhịp đập của hồn thiêng sông núi, để thấy rõ hơn ý nghĩa của hai tiếng "Tổ quốc" giữa miền trời lộng gió.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng phát huy các lợi thế tiềm năng của biển, sông để làm du lịch

Đà Nẵng phát huy các lợi thế tiềm năng của biển, sông để làm du lịch

UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành phương án tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại các khu vực biển ven bờ và khu vực Sông Hàn trên địa bàn thành phố từ năm 2025 – 2030 nhằm phát huy các lợi thế tiềm năng của biển và sông cho phát triển các hoạt động du lịch; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.

Hà Nội được vinh danh là 1 trong 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới

Hà Nội được vinh danh là 1 trong 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Time Out (Anh) vừa vinh danh Hà Nội là một trong 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới năm 2025, đứng thứ 9 toàn cầu và dẫn đầu khu vực châu Á.

Chuẩn bị tái thẩm định lần 2 danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

Chuẩn bị tái thẩm định lần 2 danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận năm 2018, theo kế hoạch, tháng 6/2025, UNESCO sẽ tái thẩm định lần thứ hai để đánh giá việc bảo vệ các giá trị di sản địa chất, tài nguyên môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học…

Trải nghiệm du lịch tại vùng trồng nho Ninh Thuận

Trải nghiệm du lịch tại vùng trồng nho Ninh Thuận

Không chỉ cung cấp nho cho thị trường, các chủ vườn tại Ninh Thuận còn kết hợp phát triển du lịch mở cửa đón du khách vào tham quan, trải nghiệm tự tay hái nho, thưởng thức nho tươi tại vườn, chụp ảnh lưu niệm.

Khám phá các khách sạn ven biển Hạ Long đáng lưu trú nhất trên Traveloka

Khám phá các khách sạn ven biển Hạ Long đáng lưu trú nhất trên Traveloka

Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, làn nước trong xanh, bãi cát mịn và hệ sinh thái phong phú, Vịnh Hạ Long luôn là lựa chọn hàng đầu cho kỳ nghỉ đáng nhớ.

Hình ảnh cảm nhận “sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”

Hình ảnh cảm nhận “sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”

Từ nhiều năm nay, đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề toàn cầu vì hiện có hàng triệu loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do những tác động của con người gây ra. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao.

Thanh Hóa dành 17 tỷ đồng gia cố, bảo vệ hòn Vọng Phu

Thanh Hóa dành 17 tỷ đồng gia cố, bảo vệ hòn Vọng Phu

Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng ngày 17/5 đã ký phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn, gia cố thắng cảnh hòn Vọng Phu, thuộc cụm Di tích Nghệ thuật và Thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi) ở phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa.

Đảo Bé Lý Sơn - “hòn ngọc xanh” giữa trùng khơi

Đảo Bé Lý Sơn - “hòn ngọc xanh” giữa trùng khơi

Trải qua hàng triệu năm, những bãi đá nham thạch trên đảo Bé (đảo An Bình), huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã được phủ màu xanh của các loại cây dừa, phi lao, dứa, phong ba, hành, tỏi.

Tin mới nhất

Đà Nẵng phát huy các lợi thế tiềm năng của biển, sông để làm du lịch

Đà Nẵng phát huy các lợi thế tiềm năng của biển, sông để làm du lịch

UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành phương án tổ chức các hoạt động vui...

Hà Nội được vinh danh là 1 trong 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới

Hà Nội được vinh danh là 1 trong 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Time Out (Anh) vừa vinh danh Hà Nội...

Chuẩn bị tái thẩm định lần 2 danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

Chuẩn bị tái thẩm định lần 2 danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng được UNESCO công...

Trải nghiệm du lịch tại vùng trồng nho Ninh Thuận

Trải nghiệm du lịch tại vùng trồng nho Ninh Thuận

Không chỉ cung cấp nho cho thị trường, các chủ vườn tại Ninh Thuận còn kết hợp...

Khám phá các khách sạn ven biển Hạ Long đáng lưu trú nhất trên Traveloka

Khám phá các khách sạn ven biển Hạ Long đáng lưu trú nhất trên Traveloka

Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, làn nước trong xanh, bãi cát mịn và hệ sinh thái phong...

Hình ảnh cảm nhận “sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”

Hình ảnh cảm nhận “sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”

Từ nhiều năm nay, đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề toàn cầu vì hiện có hàng...

Thanh Hóa dành 17 tỷ đồng gia cố, bảo vệ hòn Vọng Phu

Thanh Hóa dành 17 tỷ đồng gia cố, bảo vệ hòn Vọng Phu

Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa...

Đảo Bé Lý Sơn - “hòn ngọc xanh” giữa trùng khơi

Đảo Bé Lý Sơn - “hòn ngọc xanh” giữa trùng khơi

Trải qua hàng triệu năm, những bãi đá nham thạch trên đảo Bé (đảo An...

Ai Cập xem xét xây dựng bảo tàng dưới nước ở Alexandria

Ai Cập xem xét xây dựng bảo tàng dưới nước ở Alexandria

Ngày 19/5, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly đã chỉ thị các quan chức đánh giá...

Du lịch Bắc Ninh đánh thức "miền di sản"

Du lịch Bắc Ninh đánh thức "miền di sản"

Bắc Ninh là một trong những tỉnh có diện tích nhỏ nhất đất nước, nhưng sở hữu kho...