'Cổ phục Việt - từ đời sống đến điện ảnh'

08/08/2019 21:31 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Cổ phục Việt - từ đời sống đến điện ảnh” là chủ đề cuộc tọa đàm diễn ra tại Hà Nội ngày 8/8, với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và ê kíp thực hiện bộ phim “Phượng khấu”. Đặc biệt, tọa đàm có sự tham gia của mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ - chắt nội của vua Minh Mạng, năm nay đã 97 tuổi - nghệ nhân đã gắn bó với Ỷ Vân Hiên, đơn vị thực hiện trang phục cung đình cho phim “Phượng khấu”.

Đêm tôn vinh trang phục truyền thống các dân tộc

Đêm tôn vinh trang phục truyền thống các dân tộc

Tối ngày 28/11 vừa qua tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội), 231 thí sinh đại diện cho cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam đã có có cuộc hội tụ lớn nhất

 

“Phượng khấu” gồm ba phần, mỗi phần sáu tập, kể về cuộc đời Nghi Thiên Chương hoàng hậu (tức là Từ Dụ thái hậu, Hồng Đào đóng) - vợ vua Thiệu Trị (Thành Lộc đóng). Giai đoạn diễn ra câu chuyện phim là từ năm 1840 đến 1847 - khi bà Từ Dụ vượt nhiều hiểm nguy để đưa con trai  là hoàng tử Hồng Nhậm (Jun Phạm đóng) lên ngôi, trở thành vua Tự Đức. Phim sẽ tái hiện các lễ nghi, điển chế, trò chơi cung đình, ẩm thực cung đình, thơ văn, nhạc họa của triều đại nhà Nguyễn...

Phim quy tụ diễn viên trẻ như Lê Thiện, Minh Trang, Kiều Trinh, Diễm My, Huy Khánh, Vân Trang, Trịnh Tú Trung... Dù mới ra mắt, nhưng “Phượng khấu” nhận được sự quan tâm của đông đảo người yêu phim trong nước, dự kiến phim sẽ phát cuối năm 2019 trên các kênh trực tuyến có trả phí, sau đó chiếu miễn phí trên mạng xã hội Youtube.

Chú thích ảnh
Do đó, trang phục trong phim được đầu tư kỹ lưỡng trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và có sự tư vấn, theo dõi từ phía các chuyên gia, trong đó có nhà sử học Lê Văn Lan

Chia sẻ tại tọa đàm, đạo diễn phim “Phượng khấu” Huỳnh Tuấn Anh cho biết: Tên gọi "Phượng khấu" nghĩa là chiếc cúc áo hình chim phượng cài trên áo của thái hậu. Anh mong muốn từ lâu muốn được góp sức để giới thiệu văn hóa dân tộc và thông qua ngôn ngữ phim để giúp khán giả hiểu hơn về văn hóa, lịch sử dân tộc.

Dù là phim về lịch sử dân tộc nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố giải trí để thu hút người xem, nhất là giới trẻ. Do đó, trang phục trong phim được đầu tư kỹ lưỡng trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và có sự tư vấn, theo dõi từ phía các chuyên gia, trong đó có nhà sử học Lê Văn Lan... Số lượng phục trang trong phim dựa trên kịch bản ước tính hơn 300 bộ mới hoàn toàn dành cho tất cả các diễn viên trong phim từ chính đến phụ.

Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cũng thẳng thắn chia sẻ rằng, ngoài phần kinh phí tốn kém cho phục trang, “Phượng khấu” cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện bởi Việt Nam hiện chưa có phim trường. Một phần bối cảnh được quay tại Huế với khuôn viên đại nội, phong cảnh nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, Thái Bình lâu... Riêng khuê phòng của các phi tần, công chúa dự kiến được dàn dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn làm phim đã thuê nhà xưởng rộng hàng ngàn mét vuông tạo thành phim trường riêng, hiện đã hoàn thành phác thảo kiến trúc, ánh sáng... 

Ỷ Vân Hiên là đơn vị thực hiện phần phục trang cho phim “Phượng khấu”. Giám đốc Công ty Ỷ Vân Hiên Nguyễn Đức Lộc cho biết: Chất liệu để sử dụng làm phục trang trong phim rất đa dạng, từ các chất liệu như vải thô, đũi cho tầng lớp dưới cho đến các chất liệu cao cấp như lụa, sa, the, gấm... Một phần được nhập ngoại từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan..., một phần được đặt dệt riêng từ các làng nghề dệt vải truyền thống nổi tiếng như làng Vạn Phúc, La Khê, Nha Xá, Mã Châu, Bảo Lộc Lâm Đồng, Mỹ A... Để làm ra một bộ trang phục cung đình xưa, cần rất nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, thực hiện may trang phục sao cho tiệm cận nhất với trang phục thời Nguyễn từ họa tiết hoa văn, màu sắc theo cấp bậc... Từ nghiên cứu tài liệu, tham khảo hiện vật gốc, nhóm Ỷ Vân Hiên tiến hành làm thử nghiệm rất nhiều lần, sửa chữa, rút kinh nghiệm sai sót để hoàn thiện...

Trong khuôn khổ tọa đàm còn có triển lãm một số hiện vật cổ trang phục cung đình thời Nguyễn, một số sản phẩm của Ỷ Vân Hiên. Đặc biệt, Ban tổ chức lần đầu tiên trưng bày cổ vật là chiếc áo Nhật Bình của Bà Chúa Nhất – Công chúa Mỹ Lương. Đây là cổ vật nằm trong bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài mới được đưa trở về Việt Nam...

Thanh Giang - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm