(TT&VH) - Từ ngày 1/7, 5 hãng phim nhà nước đồng loạt chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH một thành viên. Với hình thức này, Nhà nước cấp vốn 100% nhưng trách nhiệm của doanh nghiệp là phải làm cho đồng vốn sinh lời. Thực chất chỉ là “bước đệm” cho kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp vào những năm tới. Việc đáng phải làm từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn khiến không ít nghệ sĩ choáng váng.
Không ít người hy vọng đó chỉ là sự thay đổi có tính chất “bình mới rượu cũ” sau những kinh nghiệm xương máu mà đơn vị tiên phong cổ phần hóa - Hãng phim Truyện I đã và đang phải đối mặt. Nhưng cũng không ít nghệ sĩ lại mong một sự đổi mới thật sự, một sự thay đổi có tính chất phá cách để cứu ngành điện ảnh đang ngày một trì trệ và xuống cấp.
Lo ngại đến giờ G
Sự chuyển đổi này xem ra đang khiến giới làm nghề chộn rộn. NSƯT, họa sĩ Vũ Huy (Hãng phim truyện Việt Nam) cho rằng, việc chuyển đổi nền điện ảnh Cách mạng Việt Nam có truyền thống trên 50 năm sang một cơ chế quản lý mới công ty TNHH một thành viên hay cổ phần hóa đối với anh về cơ bản đó là bước ngoặt lớn về mặt quản lý đã và sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển, truyền bá, ảnh hưởng của nền điện ảnh VN đối với xã hội VN trong giai đoạn hiện nay.
Nhà quay phim Lý Thái Dũng (trái) và NSƯT Vũ Huy
“Về cơ bản chúng ta buộc phải hiểu rằng sẽ không còn sự giúp đỡ, nuôi dưỡng của nhà nước với điện ảnh như nó vốn có. Đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với điện ảnh (một loại hình văn hóa rất quan trọng). Nói cách khác sự chuyển đổi này đẩy nền điện ảnh sang cơ chế quản lý tư nhân” - ông nhận định. Ông Huy cũng đồng ý rằng, cơ chế quản lý tư nhân không có gì là mới so với thế giới, nhưng ở VN việc chuyển đổi cơ chế như vậy sẽ có một vài vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển của nền điện ảnh.
“Tôi nhớ năm 1995 khi còn ở Pháp, trong khi cùng làm việc với Đoàn điện ảnh VN sang thăm Trung tâm điện ảnh quốc gia Pháp, ông Giám đốc Trung tâm nói: “Nếu chính phủ chúng tôi không có sự hỗ trợ đặc biệt cho nền điện ảnh Pháp cụ thể là 200 triệu đô la một năm thì điện ảnh Pháp cũng đã bị tiêu diệt như điện ảnh Ý và các nền điện ảnh châu Âu...” – ông dẫn chứng.
NSƯT, nhà quay phim Lý Thái Dũng (Hãng phim truyện Việt Nam) cũng coi việc chuyển đổi cơ chế là 1 việc làm tất yếu, do cơ chế hiện tại bộc lộ nhiều điểm yếu, khiến điện ảnh khó phát triển. Tuy nhiên, anh cho rằng, vì điện ảnh là 1 ngành đặc biệt nên sự quy hoạch, chuyển đổi cơ chế của ngành cũng không dễ dàng như những ngành khác. Việc thay đổi cơ chế luôn kèm theo sự thay đổi nhân sự.
“Điều tôi băn khoăn chính là những lỗ hổng về “vị trí nhân lực” do những người đã gắn bó với ngành điện ảnh lâu năm sẽ ra khỏi cơ chế mới với nhiều lý do (khách quan cũng như chủ quan) – anh thẳng thắn bày tỏ - Dây chuyền của bộ máy sản xuất trong ngành điện ảnh sẽ thiếu nhân lực trầm trọng do khâu đào tạo đội ngũ kế cận chưa được chuẩn bị hoặc chưa có kế hoạch đào tạo, ở cả thành phần sáng tạo nghệ thuật và lao động đặc thù. Việc này cần có thời gian, đặc biệt là kinh phí và kế hoạch ngắn hạn và dài hạn”.
“Sinh lời” - hy vọng lãng mạn
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã
Lâu nay, nền điện ảnh nhà nước làm phim hầu không cần biết đến lỗ, lãi, nay nếu chuyển sang cơ chế mới, thì các hãng phải chịu trách nhiệm về việc sinh lời cho đồng vốn của nhà nước. Về điều này, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã (Hãng phim Truyện I) thẳng thắn, nếu duy trì cơ chế công ty TNHH một thành viên mà lại hy vọng hãng phim sinh lời thì thật là lãng mạn.
Bà Nhã phân tích: Thực tế, các nghệ sĩ không kém cỏi trong kinh doanh, cũng không ngờ nghệch trong việc bảo vệ quyền lợi cho cá nhân mình. Rất nhiều người từ hãng phim nhà nước đã bung ra lập hãng phim tư nhân, công ty truyền thông... hoạt động độc lập và sống tốt. Như vậy, vấn đề nằm ở cách bổ nhiệm cán bộ đại diện cho nhà nước trong doanh nghiệp, chứ không nằm ở chỗ cái cơ chế đó vận hành ra sao.
Bài toán mà người lãnh đạo một công ty TNHH một thành viên phải giải để có đủ tiền trả lương cho hệ thống nhân sự dưới tay mình là làm sao có được (và giữ được) người tài trong doanh nghiệp, năng động tìm kiếm đầu vào đầu ra cho tác phẩm một cách linh hoạt. Bên cạnh đó cần tinh lọc nhân sự quyết liệt để cất gánh nặng quỹ lương, song hành với việc trải chiếu hoa mời người tài đến với mình.
Còn nhà quay phim Lý Thái Dũng thì bày tỏ lo ngại trước thực tế là những phim hay của các nền điện ảnh cũng “đếm trên đầu ngón tay”, và để có 1 phim hay đồng nghĩa với việc có 9 phim trung bình, nhàng nhàng, rất dở đã được ra đời cùng lúc. Ngay những “nền công nghiệp điện ảnh” như Mỹ, Ấn Độ, Hồng Kông cũng không phải là 1 ngoại lệ. Điều quan trọng là những phim “ăn khách” và những “thu nhập phụ của bộ phim” sẽ hỗ trợ kinh phí cho những phim “lỗ”. Thu nhập từ bán vé xem phim, quảng cáo từ truyền hình sẽ hỗ trợ tái đầu tư cho điện ảnh ở mọi khâu... điện ảnh VN, các hãng phim của chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật... Nếu cổ phần hóa mà không có sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, đào tạo, hạn ngạch nhập khẩu phim, rạp chiếu phim của nhà nước,... điện ảnh VN sẽ chết, hoặc nếu sống, nó sẽ không còn là điện ảnh VN nữa.
Vì thế anh kiên trì với quan điểm, nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho điện ảnh một cách khoa học, đồng bộ ở mọi lĩnh vực liên quan đã nói trên, cần cân nhắc kỹ việc cổ phần hoá điện ảnh vì nếu nhà nước giữ 51% thì sẽ không cổ phần hóa được, nếu tư nhân chiếm 51%, nền điện ảnh VN sẽ biến mất. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn rất cụ thể cho việc đầu tư, và cần có cách đánh giá “ lợi nhuận” do điện ảnh mang lại không giống như đa số các ngành khác là được đo bằng tiền lãi.
Không phải là “thảm họa”
Có một thực tế là nền điện ảnh VN (bao gồm cả điện ảnh tư nhân) vẫn đang tồn tại, vẫn đang thu hút người tài và các nguồn đầu tư. Có thể có nhiều điều chưa hài lòng, nhưng cơ thể điện ảnh VN không ốm yếu như nhiều người nghĩ. Nó còn đang ở giai đoạn đầu thích nghi với quy luật tự nhiên, đang cố gắng để phát triển theo quy luật tự nhiên.
“Xét ở khía cạnh đó thì việc cổ phần hoá (thậm chí xoá sổ) vài hãng phim nhà nước không phải là một thảm hoạ - nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã thẳng thắn phát biểu - Có lẽ trong tương lai gần, sẽ xuất hiện nhiều nhà sản xuất độc lập với dòng phim ít kinh phí mà giàu nhiệt huyết, cùng song hành với thị trường điện ảnh giải trí. Đó là hướng phát triển lành mạnh.
Hà Giang - mảnh đất biên giới địa đầu Tổ quốc, là nơi lưu giữ những câu chuyện lịch sử đầy tự hào của dân tộc Việt Nam. Trong đó, đường Hạnh Phúc là một biểu tượng sống động của sức mạnh tinh thần, khát vọng vươn lên và sự hy sinh vô bờ của người dân vùng cao.
Chỉ 2 năm trước thôi, U17 Việt Nam với "thần đồng" Công Phương dễ dàng vỡ vụn trước U17 Nhật Bản và để thua tới 0-4 trong một trận đấu mà những cầu thủ trẻ xứ sở Mặt trời mọc chơi trên cơ hoàn toàn tại VCK U17 châu Á 2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước.
Võ sĩ nổi tiếng mạng xã hội, Jake Paul - người gần đây đã đánh bại huyền thoại Mike Tyson tiếp tục khiến người hâm mộ trầm trồ khi một đòn hạ gục võ sĩ hạng nặng.
Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs UAE (22h00, 10/4) – Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến, kết quả trận đấu giữa Việt Nam vs UAE thuộc VCK U17 châu Á diễn ra ngày hôm nay.
Thanh Thúy vừa cùng VTV Bình Điền Long An kết thúc thi đấu ở cúp Hùng Vương với vị trí thứ 3 chung cuộc. Tay đập sinh năm 1997 sắp có chuyến xuất ngoại thứ 2 trong năm nay.
Sáng 9/4/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân uỷ Trung ương dự gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Theo Tân Hoa xã, ngày 9/4, hỏa hoạn đã xảy ra tại một viện dưỡng lão ở thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.
Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tại Quyết định số 944/QĐ-BVHTTDL ngày 08/4/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch tổ chức chương trình triển lãm, chiếu phim và hội thảo.
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông ngày 8/4, ngày đầu tiên thực hiện đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy, đã có 474 biển số đấu giá thành với tổng giá trị tài sản hơn 16,9 tỷ đồng.
Sau khi chính quyền Mỹ công bố loạt thuế quan đối ứng gây tranh cãi ở trong nước và trên toàn cầu, hàng chục quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại.
Những bộ phim Hàn Quốc về tình yêu công sở luôn có sức hút đặc biệt khi kết hợp hoàn hảo giữa công việc, tình cảm lãng mạn và những lát cắt cuộc sống thường nhật.
Theo Quỹ Thuế (Tax Foundation) – một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận và phi đảng phái – các mức thuế mới được Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khiến người dân nước này thiệt hại tổng cộng 3.100 tỷ USD trong 10 năm tới, tương đương mỗi hộ gia đình phải gánh thêm khoảng 2.100 USD tiền thuế chỉ riêng trong năm 2025.
Tối 8/4, máy bay chở đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội, khép lại hành trình thực hiện sứ mệnh quốc tế tại nước bạn Myanmar, quốc gia Đông Nam Á vừa hứng chịu thảm họa động đất độ lớn 7,7.
Sau lễ đón chính thức, sáng 9/4/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez và chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Blackpink vừa thông báo về World Tour 2025, khiến cộng đồng fan sục sôi trong niềm vui tái hợp, nhưng cũng dấy lên tranh cãi gay gắt khi giới phê bình chỉ trích YG vội vã bán vé mà không hé lộ chút nhạc mới nào.
Ít nhất 79 người thiệt mạng và 160 người bị thương khi mái của một hộp đêm ở thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa (CH) Dominicana, bất ngờ đổ sập vào rạng sáng 8/4 (giờ địa phương) trong một buổi hòa nhạc, có sự tham dự của nhiều chính trị gia, vận động viên và công chúng.
Với các thông điệp: "Văn hóa đọc - Kết nối cộng đồng", "Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", "Đọc sách - làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo", Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến 2/5/2025 trên toàn quốc.