03/02/2023 18:22 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
So với việc được thăng chức, tăng lương, Gen Z hiện tại ưu tiên cái gọi là cảm giác hài lòng trong công việc nhiều hơn.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp, công ty đua nhau sa thải nhân viên, bất kể bạn chỉ học hết cấp 3, bạn là cử nhân hay thậm chí đi du học nước ngoài về. Những tin tức liên quan đến bão sa thải ngập tràn, khiến ngay cả những người tự cho mình là "không quan tâm sự đời" nhất cũng bắt đầu thấy không thể ngồi yên.
Từ quan điểm của các doanh nhân và nhà kinh tế, đây có thể là mùa xuân lạnh nhất được ghi nhận. Vào thời điểm mà những năm trở về trước đang là mùa cao điểm của việc làm và mở rộng kinh doanh thì năm nay, những gì người ta nghe được chỉ là thông báo cắt giảm nhân sự, cho nghỉ việc hàng loạt.
Tính riêng tại Việt Nam, theo báo cáo tình hình việc làm quý IV và năm 2022 của Tổng cục thống kế, tình hình thất nghiệp quý IV có xu hướng tăng lên so với quý trước. Cụ thể, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2022 là hơn 1,08 triệu người, tăng 24,9 nghìn người so với quý trước và giảm 520,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2022 là 2,32%, tăng 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,24 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi một góc nhìn và nền tảng tìm kiếm, đồng thời truy cập vào một số cộng đồng trực tuyến lớn nơi những người được gọi là Gen Z và những người trẻ tuổi tụ tập, bạn sẽ thấy rằng những chủ đề như "bão sa thải" thường không phải những từ khóa to nhất được tìm kiếm phổ biến hàng đầu.
Thay vào đó, những từ khóa như "thao túng tinh thần tại nơi làm việc", "cách đối phó đồng nghiệp xấu tính", "phản đối chế độ làm việc thứ 7"… lại là chủ đề có lượng truy cập cao hơn và được chú ý nhiều hơn. Theo logic này, có lẽ chúng ta đã hiểu được phần nào sự dũng cảm của họ - Thế hệ Z trước cái gọi là thất nghiệp và sa thải.
Trên mạng, những topic hài hước thế này có thể tìm thấy ở khắp nơi: "Trong lúc 8X vừa tăng ca vừa vâng dạ trước mặt sếp, 9X thì ngồi văn phòng nhưng tâm trí bay nơi khác, chỉ có 10X đang thực sự 'chấn chỉnh' nơi làm việc. Họ có thể nhảy 4 công ty trong 1 năm và làm phá sản 2 công ty cũng trong cùng khoảng thời gian đó".
So với 8X và 9X đời đầu từng nhận về vô số chỉ trích, 10X hay chính xác hơn là Gen Z chắc chắn là thế hệ có quyền lên tiếng nhiều hơn. Nói một cách nghiêm túc, Gen Z ngày nay là thế hệ đầu tiên lớn lên mà phần lớn không còn bị áp lực vật chất.
Chưa có số liệu chính thức về thu nhập khả dụng bình quân đầu người của Gen Z tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo nghiên cứu "Thế hệ Z - người tiêu dùng tương lai" của Nielsen, hơn 70% số Gen Z tham gia khảo sát cho hay họ có sức ảnh hưởng nhất định đến các quyết định mua sắm, sinh hoạt cho gia đình như các hoạt động ngoài trời hoặc giải trí, đồ gia dụng, quần áo, đồ ăn thức uống...
Ở một diễn biến khác, bên cạnh sự hỗ trợ từ phụ huynh, nguồn thu nhập của Gen Z cũng được cho là phong phú và đa dạng hơn các thế hệ trước rất nhiều. Họ có thể kiếm tiền online, tự kinh doanh, sáng tạo nội dung, thiết kế, đầu tư tài chính, KOC…
Quan trọng hơn cả, so với những 8X còn phải chịu gánh nặng với các khoản vay và thế chấp mua nhà, mua xe, chăm sóc gia đình, Gen Z về cơ bản không có áp lực chi tiêu nào quá lớn. Họ có thể bỏ cuộc bất cứ lúc nào. Họ có tiêu để phấn đấu nhưng họ cũng có can đảm để sống chỉ cho mình chứ không sống vì người khác. Nhiều người trong số họ không muốn kết hôn, sinh con. Vì vậy họ cũng không cần lo tiền cưới xin, sữa tã...
Về cơ bản, họ chỉ cần nuôi sống chính mình. Thu nhập của họ chỉ thuộc về họ.
Cuộc sống vật chất dư dả đã cho họ dũng khí để nói "không". Và ngay cả những người nói "không" này đều có thêm những sự lựa chọn khác nữa.
Đứng về phía những người trẻ tuổi là một sự đúng đắn tự nhiên trong kinh doanh. Cả vốn và thị trường đều mang lại cho các công ty và thương hiệu này những định giá rất cao. Các công ty, nhãn hàng, thương hiệu dù nổi dù không đều phải có những sản phẩm, dịch vụ nhắm riêng đến giới trẻ.
Kể cả ngoài giới kinh doanh, giới trẻ cũng nắm giữ quyền chủ động. Họ được quyền đánh giá, feedback dịch vụ bất kì mình sử dụng và điều này gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của người cung cấp dịch vụ.
Nhìn chung, thế giới chưa bao giờ háo hức làm hài lòng giới trẻ như giờ đây.
Về phần mình, thái độ của Gen Z nói riêng và người trẻ nói chung về công việc, cuộc sống cũng khác biệt nhiều. Một báo cáo về nghiên cứu xu hướng và tình trạng nơi làm việc của Gen Z cho thấy tỷ lệ coi sự hứng thú trong công việc và nội dung công việc phù hợp bản thân quan trọng hơn việc tăng lương, thăng chức của Gen Z cao hơn đáng kể so với thế hệ trước. So với cường độ làm việc, công việc có thể mang lại cảm giác thành tựu và giá trị gì đã dần trở thành vấn đề Gen Z quan tâm mỗi ngày.
So với những thế hệ trước đã trải qua những đòn roi của cuộc đời và học được cách chịu đựng khủng hoảng, thế hệ những người trẻ hiện tại hoàn toàn không sợ thất nghiệp hay bị sa thải. Điều khiến họ lo lắng hơn có khi lại là làm cách nào để chụp màn hình cuộc hội thoại với sếp cho khéo rồi đăng đàn lên MXH.
Nguồn: Toutiao + Tổng hợp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất