13/05/2023 17:07 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Một chi tiết tưởng chừng rất nhỏ nhưng đã bị vị phụ huynh phát hiện và báo cáo lên hiệu trưởng.
Để có thể kịp thời nắm bắt tình hình của con cái cũng như có sự giao lưu tốt hơn giữa nhà trường và gia đình, các lớp mầm non hiện tại cũng thịnh hành group chat. Những nhóm chat kiểu này sẽ là nơi để giáo viên đăng ảnh/ thông tin cập nhật các hoạt động của trẻ tại trường, bằng cách này, phụ huynh có thể yên tâm hơn khi luôn được dõi theo con sát sao.
Tiểu Lê (Trung Quốc) có con trai 3 tuổi đang gửi nhà trẻ. Cách đây không lâu, khi vừa nhìn thấy ảnh bọn trẻ đang ngủ trưa do cô giáo chia sẻ vào nhóm phụ huynh, Tiểu Lê đã ngay lập tức không thể ngồi yên. Hóa ra, zoom kỹ vào bức ảnh, Tiểu Lê thấy con trai mình đang ngủ nhưng chiếc chăn không được đắp kỹ, sắp tuột hết ra khỏi người.
Tiểu Lê đã mang bức ảnh này đến gặp hiệu trưởng trường mầm non để tranh cãi, yêu cầu giáo viên phụ trách giờ ngủ trưa của lớp con trai cô phải bị phạt. Cô giáo giải thích rằng sau khi chụp ảnh, cô phát hiện ra rằng con trai của Tiểu Lê đã không đắp chăn đúng cách và ngay lập tức chạy đến đắp chăn cho con. Nghe lời giải thích có vẻ chân thành, cuối cùng Tiểu Lê mới miễn cưỡng tha thứ cho cô giáo.
Trên thực tế, với mỗi lớp mầm non, một giáo viên thường phải trông rất nhiều trẻ nên đôi khi sẽ diễn ra tình trạng có trẻ bị lơ là. Cha mẹ nên làm gì trong trường hợp phát hiện con bị giáo viên ở trường thiếu quan tâm?
1. Thấu hiểu cho khó khăn của giáo viên
Ở một trường mẫu giáo, một giáo viên phải chăm sóc nhiều trẻ, tỷ lệ giáo viên trên học sinh không đủ để mọi trẻ đều được chăm sóc tỉ mỉ. Hơn nữa, trẻ em ở giai đoạn mẫu giáo rất hiếu động, việc chăm sóc chúng cần rất nhiều sức lực.
Vì vậy, cha mẹ nên hiểu rằng, làm giáo viên mầm non không hề đơn giản, khi giáo viên bỏ bê con nhưng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nào, cha mẹ có thể đề nghị giáo viên quan tâm hơn thay vì mù quáng trách móc.
2. Tin tưởng giáo viên
Tôi tin rằng đại đa số giáo viên mầm non chăm sóc trẻ rất tốt. Họ sẽ sẵn sàng làm hết sức mình để chăm lo, dạy dỗ những đứa trẻ.
Do không đủ tín nhiệm nên phụ huynh thường nảy sinh nhiều hiểu lầm với giáo viên. Tuy nhiên, lời khuyên ở đây là cha mẹ nên hoàn toàn tin tưởng giáo viên, bởi việc thiết lập mối quan hệ tốt với giáo viên cũng có lợi cho sự trưởng thành của trẻ.
3. Tích cực trao đổi với giáo viên
Nếu phụ huynh phát hiện con mình bị cô giáo lơ là, hoặc giáo viên chưa quan tâm chăm sóc con mình chu đáo, lúc này đừng nóng nảy, bốc đồng mà có thể trao đổi, nhắc nhở cô giáo trước.
Trong thời gian bình thường, phụ huynh cũng có thể chủ động trao đổi với giáo viên, không chỉ để tìm hiểu thêm về tình hình của con mình ở trường mà còn để giáo viên hiểu rõ hơn về con bạn.
1. Lắng nghe giáo viên
Trong những trường hợp bình thường, phần lớn những đứa trẻ ngoan ngoãn sẽ được giáo viên quan tâm trước, còn những đứa trẻ nghịch ngợm, đôi khi giáo viên sẽ bỏ qua hoặc tạm thời gác lại. Vì vậy, những đứa trẻ ngoan ngoãn không dễ bị giáo viên lơ là.
2. Chia sẻ chuyện ở trường với người thân
Nếu trẻ có thể thường xuyên chia sẻ chuyện ở trường thì cha mẹ có thể dựa vào mô tả của trẻ để biết trẻ có vui khi ở trường mầm non hay không và trẻ có nhận được sự quan tâm của cô giáo hay không. Nếu phát hiện có bất thường cũng có thể liên lạc kịp thời với giáo viên.
3. Nếu bị giáo viên hay bạn học đánh, nhất định phải báo với cha mẹ
Trẻ còn nhỏ, dễ tranh chấp với các trẻ khác, đây là mối nguy tiềm ẩn ở các trường mầm non, ngoài ra trẻ còn có thể bị cô giáo bạo hành. Vì vậy, cần thông báo cho các em biết, nếu bị thầy cô, bạn học bắt nạt thì phải thông báo kịp thời cho cha mẹ.
Đôi khi trẻ không được giáo viên chăm sóc tốt, phụ huynh và giáo viên nên duy trì liên hệ chặt chẽ để đảm bảo rằng trẻ có thể nhận được sự quan tâm đầy đủ ở trường.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất