Hồi ức cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về ngày 11/9

10/09/2011 19:54 GMT+7 | Trong nước

Donald Rumsfeld, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời George Bush kể lại chi tiết toàn bộ sự việc ông may mắn thoát chết trong vụ tấn công 11.9 và sự tàn phá ghê gớm của Lầu Năm Góc sau khi bị máy bay không tặc đâm.



Donald Rumsfeld và Tổng thống Bush bên ngoài Lầu Năm Góc ngay sau vụ tấn công.


Thoát chết

Ông Rumsfelf, giờ đã 79 tuổi vẫn nhớ như in khoảnh khắc 10 năm về trước. Ông đang trong văn phòng mình thì được CIA báo cáo khẩn cấp về hai chiếc máy bay đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Ngay sau đó, ông cảm thấy toà nhà rung chuyển và chiếc bàn làm việc của ông nảy lên bần bật. Theo bản năng, lập tức ông nhảy bổ ra ngoài và chạy về hướng phát ra tiếng nổ.

"Tôi đi xuống dưới đại sảnh nhưng khói bốc lên quá dày đặc nên tôi phải đi ra ngoài. Ở đó, ngổn ngang trên cỏ là những mảnh kim loại vỡ, khói cuồn cuộn bốc lên và ngọn lửa đã bắt đầu liếm vào toà nhà. May mà thời điểm ấy không có nhiều người".

Một trung uý choáng váng nói với ông Rumsfeld anh ta nhìn thấy chiếc máy bay đâm vào Lầu Năm Góc, lập tức ông hiểu rằng vụ việc là một mắt xích nằm trong chuỗi khủng bố từ New York.

Những nhân viên phản ứng nhanh đầu tiên đã xuất hiện. Ông Rumsfeld vớ vấy một chiếc cáng và nhanh chóng giúp họ đưa những người còn sống sót đi cấp cứu. "Tôi đã khẳng định được điều gì xảy ra. Nhưng lúc đó, giống như những người bình thường khác, phản ứng của tôi là phải cứu trợ".

Trước khi rời khỏi hiện trường, ông Rumsfeld nhặt một mảnh vỡ dài vài inch của chiếc máy bay số hiệu 77. Nó được đặt trong văn phòng làm việc của ông ở Washington, gần với bức tượng bán thân của Winston Churchill - một món quà mà Tổng tham mưu trưởng liên quân tặng ông.

Hồi tưởng

Trở lại bên trong Lầu Năm Góc, ông Rumsfeld từ chối không đi sơ tán. Ông và các nhân viên di chuyển tới trung tâm chỉ huy khác bởi phòng làm việc lúc này đã sặc sụa khói.

12 tiếng sau vụ tấn công, thư ký báo chí hỏi Rumsfeld xem ông đã điện thoại cho vợ để nói rằng ông vẫn an toàn hay chưa. Lúc này ông mới nhận ra rằng, ông chưa gọi cho bà. "Khi tôi về nhà vào khoảng 11-12h đêm, tôi còn không nghĩ sẽ nói với bà ấy. Tôi hiểu bà ấy, bà ấy biết tôi bận rộn nên sẽ không chờ tôi gọi điện".

Phải đến 2 tuần sau vụ khủng bố, ông Rumsfeld mới cảm nhận đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc. Chính mùa hè năm ấy, cậu con trai 34 tuổi của ông được trở về nhà từ trung tâm cai nghiện ma tuý. Ông không kể gì với ai nhưng không hiểu sao Phó Tổng thống Dick Cheney biết được nên kể lại với Tổng thống Bush. "Ông ấy rất cảm thông và chia sẻ với tôi".

Đến giờ, ngẫm nghĩ lại, ông Rumsfeld vẫn còn cảm thấy kinh ngạc bởi đã thoát chết và không phải chứng kiến một vụ tấn công tương tự như thế trong 10 năm qua. Có mặt tại Lầu Năm Góc trong lúc máy bay tấn công, ông là nhân vật cấp cao nhất trong chính phủ Mỹ lúc bấy giờ thoát chết.

Rumsfeld nhớ lại đã đồng tình khi Quốc vương Oman nói với ông ngay sau đó rằng vụ khủng bố là một hồi chuông báo động toàn thế giới về mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.

Theo Lao động

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm