Theo dõi chặt sự xuất hiện các biến thể mới của Covid-19

14/08/2022 10:39 GMT+7 | Tin tức 24h

Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 10 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi. Trong số các ca đang theo dõi và điều trị, bệnh nhân nặng có xu hướng tăng. Theo dõi chặt sự xuất hiện của các biến thể mới. Bé trai 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não...

Các địa phương khẩn trương cập nhật, 'làm sạch' dữ liệu tiêm chủng Covid-19

Các địa phương khẩn trương cập nhật, 'làm sạch' dữ liệu tiêm chủng Covid-19

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế; y tế bộ, ngành nhằm đôn đốc thực hiện cập nhật, "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19.

TP HCM sẵn sàng kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 khi số ca COVID-19 nặng gia tăng

Bộ Y tế cho biết ngày 13/8 có 1.815 ca COVID-19 mới, trong ngày gần 5.200 bệnh nhân khỏi; ca COVID-19 nặng tiếp tục tăng và có 1 trường hợp tử vong tại Điện Biên.

Chú thích ảnh
Bệnh nhân COVID-19 nặng đang có xu hướng gia tăng trong mấy ngày gần đây

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.364.355 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.580 ca nhiễm).

Đến nay tổng số  người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.014.637 ca; Trong ssố bệnh nhân đang theo dõi, giám sát có 137 trường hợp thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 109 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 11 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 16 ca.

Trước diễn biến ca mắc COVID-19 có dấu hiệu gia tăng, ngày 13/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh gửi công văn khẩn đến các cơ sở y tế trực thuộc sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc mới trên địa bàn có xu hướng gia tăng mỗi ngày. Trong đó, sẵn sàng kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 khi số ca COVID-19 nặng gia tăng. 

Biến thể mới khiến ca mắc có xu hướng tăng, phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19

Trung bình trong tuần qua, cả nước ghi nhận trung bình 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại và có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
Biến thể mới khiến ca mắc có xu hướng tăng, phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19

Tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; chỉ đạo đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.

Bé trai 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não

Các bác sĩ Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ vừa can thiệp, cứu sống bé trai 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não, độ tuổi mà trước đây gần như chưa từng được ghi nhận.

Cháu V.T.L (sinh năm 2018, quê Đồng Tháp) bị sốt, nôn, tiêu chảy nên được gia đình đưa đến bệnh viện nhi điều trị vào cuối tháng 7/2022. Tuy nhiên, tình trạng của cháu L ngày một diễn tiến nặng nên được chuyển qua Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ trong tình trạng nguy kịch.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị huyết khối tĩnh mạch não cực nặng, nguy cơ tử vong rất cao vì cơ thể cháu còn nhỏ, khả năng điều trị thuốc chống đông và can thiệp gặp rất nhiều khó khăn. Khai thác tiền sử từ gia đình, bệnh nhi đã từng bị mắc COVID-19 trong tháng 1/2022.

Ngay lập tức, các bác sĩ hội chẩn khẩn cấp và quyết định can thiệp nội mạch lấy huyết khối vào ngày 8/8. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi hiện phục hồi tốt, gần như không để lại di chứng về nói, yếu liệt.

Qua trường hợp cụ thể này, các bác sĩ khuyến cáo người nhà khi bệnh nhân (kể cả bệnh nhi) có dấu hiệu mờ mắt, buồn nôn và nôn, đau nhức đầu dữ dội, rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, liệt nửa người, suy kiệt cơ thể, yếu người và không còn tỉnh táo, co giật, ngất xỉu, hôn mê… thì cần nghĩ đến khả năng đột quỵ. Bệnh nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế có chuyên môn cao trong thời gian sớm nhất để có thể được can thiệp sớm trong "thời gian vàng", giúp gia tăng cơ hội sống sót cũng như giảm thiểu di chứng.

Thái Bình/Suckhoedoisong.vn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm