07/01/2023 16:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Thật khó để tin rằng một con tem khiêm tốn được phát hành năm 1856 lại trở thành vật thể đắt đỏ nhất hành tinh tính theo trọng lượng.
Trên thế giới có không ít những đồ vật giá trị, từ đồ trang sức đến các tác phẩm nghệ thuật quý hiếm, nhưng khi nói đến giá trị trên mỗi gram đồ vật, cho đến nay vẫn không có món đồ nào sánh được với "The British Guiana One-Cent Black on Magenta" - một con tem bưu chính phát hành năm 1856.
Con tem đặc biệt này chỉ nặng 40 mg nhưng được định giá khoảng 8,5 triệu đô la (khoảng hơn 199 tỷ đổng). Để dễ hình dung về mức độ đắt đỏ của con tem thì ở thời điểm hiện tại, một viên kim cương trung bình 0,2 carat (cũng nặng 40 mg) chỉ có giá khoảng 700 đô la, trong khi cùng một khối lượng thì con tem gấp hơn thế rất nhiều lần.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao con tem The British Guiana One-Cent Black on Magenta lại đắt đỏ như vậy? Về cơ bản, nó được xem là chén thánh của những người sưu tập tem trên toàn thế giới. Con tem này được xếp vào loại nổi tiếng và được thèm muốn nhất hiện nay vì nó là con tem duy nhất của loạt tem này còn sót lại. Với những con tem được sưu tầm khác, chúng vẫn có nhiều bản sao được lưu hành, nhưng con tem này chỉ có duy nhất một bản.
Điều thú vị là The British Guiana One-Cent Black on Magenta thậm chí còn không phải một con tem đúng nghĩa. Năm 1856, một văn phòng tin tức địa phương ở Guiana, Anh Quốc đã cho in một số mẩu giấy trang trí có hình ảnh một con tàu ba cột buồm và khẩu hiệu "Chúng tôi cho đi và mong nhận lại" để tạm thời thay thế một lô tem bưu điện bị coi là hàng giả.
Những con tem thay thế này đã bị dừng lưu hành chỉ sau vài tuần, khi một lô tem mới được đưa vào sử dụng. Mười bảy năm sau đó, vào năm 1873, một cậu bé 12 tuổi đã tìm thấy một con tem trong số thư từ của chú mình và bán lại cho một nhà sưu tập tem địa phương. Sau đó 150 năm, mành giấy đỏ tươi đó đã trở thành vật đắt giá nhất thế giới tính theo trọng lượng.
British Guiana One-Cent Black on Magenta đã qua tay 9 chủ sở hữu cho đến tháng 6 năm 2021, khi nó được một công ty có tên là Stanley Gibbons mua lại. Tuy nhiên, giờ đây nó đã trở thành tài sản thuộc sở hữu của hàng nghìn người trên thế giới…
Stanley Gibbons đã quyết định chia con tem thành 80 nghìn mảnh và bán như bán cổ phiếu công ty với mức giá 100 bảng Anh (khoảng 120 đô la) cho mỗi mảnh. Dù giờ đây ai cũng có thể mua được một phần của con tem, thế nhưng món đồ sưu tầm cực kỳ hiếm này được dự đoán là sẽ vẫn tăng giá theo thời gian.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất