Bởi bối cảnh lịch sử, cũng như những hạn chế về điều kiện bảo quản, khá nhiều tư liệu quý (chủ yếu ở dạng giấy) tại các trung tâm lưu trữ, các di tích lịch sử hoặc các dòng họ, cộng đồng từng rơi vào tình trạng xuống cấp.
Khai mạc chiều 17/11, cuộc trưng bày "Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại" giới thiệu hàng trăm trang tài liệu đặc sắc được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn, trong đó, nhiều văn bản quan trọng lần đầu tiên được công bố.
Với trên 100 phiên bản châu phê, triển lãm "Thư pháp của các Hoàng đế nhà Nguyễn" giới thiệu tới công chúng những nét độc đáo, tinh hoa nhất từ bút tích của đích thân các vua nhà Nguyễn trên châu bản.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức tọa đàm khoa học "Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới Khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Tồn tại 143 năm (1802-1945), triều Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá; trong đó, hệ thống di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế… đã được công nhận là di sản thế giới.
Gần 100 ngàn tờ châu bản sẽ được dịch ra chữ quốc ngữ, số hóa và cung cấp miễn phí cho tất cả những ai quan tâm - đó là ý tưởng được nhắc tới trong lễ đón nhận bằng Di sản Tư liệu Thế giới dành cho Châu bản triều Nguyễn.