Mười năm phát triển của từ điển trên mạng Wikipédia

19/01/2011 08:32 GMT+7 | Cuộc sống Số

“Trong vòng 10 năm, Wikipépia đã trở nên thiết yếu," đó là tựa đề bài báo trên tờ Le Monde, Pháp số ra mới đây khi nói về thành công của cuốn từ điển miễn phí trên mạng.


(Nguồn: Internet)

Được hai người Mỹ là Jimmy Wales và Larry Sanpédia sáng lập vào đầu năm 2001, cho đến nay Wikipédia vẫn là trang web tầm cỡ duy nhất có số lượng người đọc đông đảo, trở thành trang web có số lượng truy cập đứng thứ năm trên mạng Internet và không nhận đăng quảng cáo.

Ban đầu, dự án lập một từ điển miễn phí trên mạng, trong đó tất cả đều có thể tham gia viết và sửa bài, thông qua một công cụ xây dựng từ các phần mềm miễn phí, được coi là ảo tưởng. Tuy nhiên ngày nay, cứ hai người ở Mỹ thì có một người tham khảo Wikipédia và số lượng bài viết đã vượt qua con số 17 triệu, bằng 270 ngôn ngữ.

Lúc đầu công ty của ông Wales đã tài trợ máy chủ đầu tiên, nhưng kể từ cuối năm 2002, Wikipédia đã kêu gọi đóng góp tài chính. Sau lời kêu gọi của nhà sáng lập Wikipédia cuối năm ngoái, ngân sách hoạt động năm nay đã tăng gấp đôi, lên 16 triệu USD.

Wikipédia cũng đang chuyên nghiệp hóa với việc tuyển dụng các chuyên gia tin học và thu hút các nhà chuyên môn. Chẳng hạn, một thỏa thuận ký với Thư viện quốc gia Pháp năm ngoái đã cho phép Wikipédia được sử dụng 1.400 văn bản không còn bảo hộ bản quyền.

Nỗi lo lớn nhất hiện nay là nạn sao chép lại các kiến thức từ Wikipédia để làm thành sách đem kinh doanh.

Theo TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm