Thời gian gần đây, tại huyện miền núi Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) xảy ra sự việc một cây Dầu rái được công nhận là cây Di sản Quốc gia đã chết khô nhưng cấp xã vẫn có tờ trình xin huyện chủ trương bảo tồn, xử lý cây chết, trồng cây non với chi phí lên tới 400 triệu đồng.
UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công nhận cây di sản Việt Nam đối với quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết.
Bắt đầu từ năm 2005, ngày 23/11 hằng năm được lấy làm ngày “Di sản văn hóa Việt Nam” với mục đích giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam trong toàn dân.
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận thêm 2 Cây di sản tại Quảng Ninh. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là trách nhiệm của người dân thị trấn Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong việc chung sức để bảo tồn, phát huy giá trị của cây di sản.
Sau Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cũng đã có công văn đề nghị xem xét lại việc "dẹp loạn danh hiệu di sản".
Trước đây, cây trôi quanh năm xanh tốt, không có mùa rụng lá. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, một số rễ cây bị mục rỗng, một số cành chính của cây bị khô héo; toàn bộ tán lá không còn xanh tốt, có hiện tượng rụng và khô đầu cành.
Cây gỗ nghiến có chu vi thân là 9,6m, đường kính 3,1m và chiều cao khoảng 45m được công nhận cây gỗ nghiến tại thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly là Cây di sản Việt Nam.