29/07/2021 19:22 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 29/7 có 7.593 ca trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương có số mắc cao.
Xem thông tin Covid-19 tại đây
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h đến 18h30 ngày 29/7, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.773 ca mắc mới, trong đó một ca nhập cảnh và 4.772 ca trong nước.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận số ca mắc cao nhất nước với 2.877 ca, Bình Dương 738 ca, Long An 320 ca, Đồng Nai 166 ca, Đồng Tháp 142 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 133 ca, Bình Thuận 63 ca, Hà Nội 58 ca, Đà Nẵng 54 ca, Phú Yên 37 ca, Bình Phước 35 ca, Cần Thơ 33 ca, Trà Vinh 18 ca, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam mỗi địa phương 10 ca, Bình Định 8 ca, Đắk Lắk 7 ca, Vĩnh Phúc 6 ca, Thanh Hóa 6 ca, Hậu Giang 5 ca, Lạng Sơn 5 ca, Phú Thọ, Cà Mau, Hà Tĩnh mỗi địa phương 4 ca, Kiên Giang, Ninh Thuận, Nghệ An mỗi địa phương 3 ca, Lâm Đồng, Đắk Nông, Hà Giang, Bạc Liêu mỗi địa phương 2 ca, Ninh Bình, Quảng Ngãi mỗi địa phương 1 ca; trong đó có 949 ca trong cộng đồng.
Như vậy, trong ngày 29/7, cả nước ghi nhận 7.594 ca mắc mới, trong đó một ca nhập cảnh và 7.593 ca trong nước.
Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh 4.592 ca, Bình Dương 1.144 ca, Long An 499 ca, Đồng Nai 325 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 185 ca, Đồng Tháp 157 ca, Tây Ninh 139 ca, Bình Thuận 63 ca, Hà Nội 59 ca, Đà Nẵng 54 ca, Phú Yên 52 ca, Đắk Lắk 44 ca, Cần Thơ 39 ca, Bình Phước 35 ca, Vĩnh Long 31 ca, Kiên Giang 21 ca, Khánh Hòa, Trà Vinh mỗi địa phương 18 ca, Hậu Giang 13 ca, Bình Định 11 ca, An Giang, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam mỗi địa phương 10 ca, Nghệ An 7 ca, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa mỗi địa phương 6 ca, Bạc Liêu, Đắk Nông, Phú Thọ, Cà Mau, Hà Tĩnh mỗi địa phương 4 ca, Ninh Thuận 3 ca, Lâm Đồng, Hà Giang mỗi địa phương 2 ca, Ninh Bình, Quảng Ngãi mỗi địa phương 1 ca; trong đó có 1.536 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều 29/7, Việt Nam có 128.413 ca mắc trong đó có 2.208 ca nhập cảnh và 126.205 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước từ ngày 27/4 đến nay là 124.635 ca, trong đó có 29.006 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Cả nước có 5 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới gồm: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nam Định; có 9 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn gồm: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Trị.
Trong ngày 29/7, cả nước có 4.323 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 31.780 ca.
Trong số các bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế, số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 346 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 19 ca.
Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, từ ngày 19-26/7/2021 có 233 ca tử vong do COVID-19 (số 631-863) tại 7 tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24-26/7 có 189 ca; Khánh Hòa từ ngày 19-26/7 có 14 ca; Long An từ ngày 25-26/7 có 10 ca; Đồng Nai từ ngày 23-26/7 có 8 ca; Bến Tre từ ngày 20-25/7 có 6 ca; Vĩnh Long từ ngày 20-26/7 có 4 ca; Bình Dương từ ngày 20-22/7 có 2 ca.
Trong 24 giờ qua, các cơ sở đã thực hiện 112.468 xét nghiệm cho 316.424 lượt người; từ ngày 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 5.711.291 mẫu xét nghiệm cho 16.529.067 lượt người.
Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 5.321.839 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 4.825.209 liều, tiêm mũi 2 là 496.630 liều.
*Tại cuộc làm vệc với Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh sáng 29/7 về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, thành phố phải đẩy nhanh lên mức độ cao nhất thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân, nếu thiếu nhân lực triển khai tiêm chủng trên địa bàn, Bộ Y tế sẽ điều động thêm nhân lực để hỗ trợ thành phố.
Báo cáo về công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 của thành phố cho biết, hiện thành phố có 650 đội tiêm chủng, do đang thực hiện giãn cách nên hiện mỗi ngày tiêm khoảng 70.000-80.000 liều.
Tại buổi làm việc, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Bộ Y tế tinh giản một số thủ tục trước và sau tiêm chủng vaccine như đơn giản khâu khám sàng lọc cho những người dưới 65 tuổi và không có bệnh nền; giảm thời gian theo dõi sau tiêm đối với người tiêm chủng khỏe mạnh, không có bệnh nền.
Thành phố phấn đấu trong tháng 8/2021 tiêm được mũi 1 cho khoảng 70% dân số của thành phố.
Đầu giờ chiều 29/7, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã ký Văn bản hỏa tốc gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh về tiêm chủng vaccine COVID-19 trong thời thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, theo đó đồng ý để thành phố sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm chủng phù hợp đảm bảo an toàn.
Văn bản nêu rõ, để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền và tăng tốc độ bao phủ tiêm chủng.
Yêu cầu thành phố huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành…; tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và triển khai nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư. Bố trí nhân lực tiêm chủng và các bộ phận hỗ trợ làm việc toàn thời gian trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng. Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, phát huy tối đa năng lực của các điểm tiêm chủng.
Thành phố cần tổ chức hướng dẫn người dân điền Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng; Phiếu sàng lọc trên nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử hoặc trên bản giấy; thông báo thời gian và địa điểm tiêm để người dân tham gia đầy đủ, đúng giờ và không tập trung đông người tại một thời điểm; Sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm chủng phù hợp đảm bảo an toàn…
*****
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 19 giờ ngày 28/7 đến 6 giờ ngày 29/7, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 2.821 ca mắc mới trong nước.
Trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh (1.715 ca), Bình Dương (406 ca), Long An (179 ca), Đồng Nai (159 ca), Tây Ninh (139 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (52 ca), Đắk Lắk (37 ca), Vĩnh Long (31 ca), Khánh Hòa (18 ca), Kiên Giang (18 ca), Phú Yên (15 ca), Đồng Tháp (15) ca, An Giang (10 ca), Hậu Giang (8 ca), Cần Thơ (6 ca), Nghệ An (4 ca), Bình Định (3 ca), Bạc Liêu và Đắk Nông (mỗi nơi 2 ca), Lạng Sơn và Hà Nội (cùng ghi nhận 1 ca), có 587 ca trong cộng đồng.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ ngày 27/4 đến nay là 119.863 ca trong đó có 24.683 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 5/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới là Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn và Nam Định.
Có 10 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tuyên Quang, Quảng Trị.
Đến nay đã có 27.457 người bệnh COVID-19 được điều trị khỏi bệnh. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 211 ca và có 17 trường hợp nguy kịch đang điều trị ECMO.
Số lượng xét nghiệm thực hiện từ ngày 27/4 đến nay là 5.598.823 mẫu cho 16.212.643 lượt người.
Trong ngày 28/7 có 307.273 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 5.321.839 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.825.209 liều, tiêm mũi 2 là 496.630 liều.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch COVID-19 ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ do Thứ trưởng Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng của Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, dịch COVID-19 tại tỉnh Đồng Nai đã lây lan thứ phát với nhiều ổ dịch trên địa bàn. Nguồn lây nhiễm chủ yếu là trong tỉnh sau khi xuất hiện các ca bệnh đầu tiên của đợt 4 liên quan đến những người về từ các ổ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương (đa số liên quan đến chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức). Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều ổ dịch lớn tại các chợ dân sinh trên địa bàn. Do lây nhiễm chủ yếu thông qua các chợ, nên tình hình dịch diễn biến phức tạp và khó kiểm soát…
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị tỉnh thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn; phải bảo vệ bằng được “vùng xanh”, khoanh chặt điểm dịch; tăng cường 4 tại chỗ, phải xét nghiệm nhanh bằng kháng nguyên để bóc tách người nhiễm COVID-19 ra khỏi cộng đồng; nhanh chóng hoàn thiện sớm 100 giường ICU; tiếp tục mở rộng khu điều trị người nhiễm COVID-19 trên địa bàn.
Thành phố Hồ Chí Minh thành lập thêm 4 Bệnh viện dã chiến để thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19, với tổng số 10.400 giường. Đến nay, toàn Thành phố hiện có 38 bệnh viện thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 với công suất khoảng 55.000 giường bệnh được chia thành 5 tầng tháp với vai trò, nhiệm vụ khác nhau.
Ngày 28/7, Bệnh viện Dã chiến số 16 của Thành phố chính thức đi vào hoạt động với quy mô gần 3.000 giường sau 20 ngày xây dựng. Trong ngày đầu tiên, Bệnh viện có gần 700 giường, hai ngày tới sẽ nhận bàn giao tiếp 500 giường, số giường còn lại hoàn thành vào đầu tháng 8/2021.
Ngày 28/7, lãnh đạo Bệnh viện Dã chiến số 1 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính từ ngày 27/6 đến nay, Bệnh viện có tổng 9500 ca nhập viện, chuyển viện 369 ca và đặc biệt đã có 5.000 trường hợp được xuất viện. Bệnh viện có quy mô 4.500 giường đặt tại ký túc xá của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng thành lập thêm 9 bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 với tổng cộng 1.790 giường bệnh.
Nhóm P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất