NASA đang 'nín thở' theo dõi một tiểu hành tinh 'lướt qua' Trái Đất

18/03/2017 10:36 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Va chạm giữa các tiểu hành tinh được cho là nguyên nhân của các vụ tuyệt chủng trong quá khứ và hôm nay sẽ có một tiểu hành tinh khổng lồ đến rất gần Trái Đất.

Theo New York Post, “tiểu hành tinh gần Trái Đất”, được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện hồi đầu năm nay, được cho là sẽ "lướt qua" Trái Đất vào ngày 17/3 (giờ Mỹ, bước sang ngày 18/3 giờ Việt Nam).

NASA thường xuyên theo dõi các "tiểu hành tinh gần Trái Đất", hay các NEO, để dự đoán các va chạm có thể xảy ra.


Tiểu hành tinh khổng lồ 2017 EG3 tiến rất gần Trái Đất.

Các tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy hiểm (PHAs) được định nghĩa là những tảng đá không gian có kích cỡ lớn hơn 100m có thể đến gần Trái Đất hơn 0,05 AU (gần 7,5 triệu km).

Mặc dù các nhà thiên văn học thường xuyên phát hiện được những tiểu hành tinh mới, nhưng chưa có vụ va chạm nào giữa PHAs với Trái đất của chúng ta.

Thật may mắn, vị khách tới "chào" Trái đất hôm nay với tên gọi 2017 EG3 chỉ có đường kính 23m và dự kiến sẽ đi trong phạm vi 4 lần khoảng cách Mặt Trăng tới Trái Đất, trước khi tiếp tục hành trình quay xung quanh Mặt Trời.

Va chạm giữa các tiểu hành tinh được cho là nguyên nhân của các vụ tuyệt chủng trong quá khứ, và chính phủ các nước, trong đó có Mỹ, đã có sẵn kế hoạch nếu trường hợp va chạm này xảy ra.

Nhưng trên thực tế, các tiểu hành tinh này có thể cứu mạng sống của chúng ta. Các nhà khoa học mới đây phát hiện rằng các kim loại trong tiểu hành tinh rất có ích trong việc bảo vệ khỏi tia sáng mặt trời gây chết người. Chúng có thể là sự thay thế tốt cho nhôm được sử dụng trong tên lửa, và có thể bảo vệ các phi hành gia khỏi nguy cơ nhiễm ung thư do bức xạ.

Trần Minh (Tin Tức/TTXVN)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm