Cải tiến bảng chữ cái Tiếng Việt: 'Chữa lợn lành thành lợn què', hậu quả khôn lường

27/11/2017 14:05 GMT+7 | Thế giới

Thăm dò ý kiến

Quan điểm của bạn về ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS. TS Bùi Hiền

 

(Thethaovanhoa.vn) – Xung quanh ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS. TS Bùi Hiền, độc giả Tô Văn Chính ([email protected] đã gửi đến báo Thể thao & Văn hóa một số ý kiến đóng góp.

Thể thao & Văn hóa xin trân trọng đăng tải ý kiến này:

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng có nhiều ý kiến về đề xuất cải tiến bảng chữ cái Tiếng Việt của PGS - TS Bùi Hiền. Ý tưởng này của PGS Bùi Hiền rất mới lạ, khác với cách sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt hiện nay nên bị đa số phản đối quyết liệt.

Phản biện xã hội, thể hiện quan điểm cá nhân là quyền của mỗi người nhưng chúng ta không nên có những lời lẽ quá mức bình thường. Theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ ông này cũng mạnh dạn, dày công nghiên cứu cải tiến Tiếng Việt. Ý tưởng mới, sáng kiến mới nếu hữu ích, đó là động lực, là tiền đề giúp cho xã hội phát triển. Vấn đề chúng ta cần quan tâm là liệu đề xuất cải tiến tiếng Việt trên đây của ông Hiền có ưu việt hơn hệ thống ngữ pháp tiếng Việt đang sử dụng không, có mang lại lợi ích cho xã hội không hay theo cách nói dân gian là chữa lợn lành thành lợn què!

Ông Hiền cho rằng đề xuất cải tiến tiếng Việt của ông có nhiều ưu điểm nhưng tôi cho rằng, quan điểm đó rất không ổn hay nói cách khác là nguy hiểm vô cùng. Ông Hiền chưa lường hết những bất hợp lý, những hạn chế, bất cập của hệ thống bảng chữ cái mới. Sau một thời gian áp dụng, bảng quy tắc ngữ pháp và chữ cái Tiếng Việt của ông sẽ gặp nhiều lỗi, nhiều sai sót còn khủng khiếp hơn bảng chữ cái hiện hành, hậu quả thật khôn lường!

​ Ví dụ về chữ cái được cải cách theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền ​
Ví dụ về chữ cái được cải cách theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền

Chữ Quốc ngữ hiện nay hình thành từ thế kỷ 16-17, được các nhà truyền giáo phương Tây mà công lao lớn nhất là do Alexandre de Rhodes đã dùng cách phiên âm tiếng Việt sang dạng chữ La tinh. Do đó, cấu trúc từ ngữ, cách viết của Tiếng Việt có liên quan và chịu nhiều ảnh hưởng của các ngôn ngữ La tinh, không đơn giản muốn sửa là sửa. Không biết ông Hiền đã cân nhắc, xem xét kỹ vấn đề này trước khi đưa ra cải tiến trên chưa.

Qua xem xét sơ bộ đề xuất của ông Hiền, tôi thấy ngay từ đầu, ông ta đã gặp nhiều sai sót nghiêm trọng, tôi xin nêu một số ví dụ trực quan sau đây:

1. Chữ cái mới C thay cho Ch, Tr là không ổn. Ch, Tr có âm đọc khác nhau hoàn toàn như quả chanh, bức tranh; chồng chất, trồng cây; Á châu, con trâu; trẻ (tuổi), chẻ (cây)…Chỉ có những người nói ngọng, nói sai, viết sai chính tả tiếng Việt mới lẫn lộn hai phụ âm này. Trên báo Tuổi Trẻ online ngày 26/11/2017, ông cho rằng các chữ Tr-Ch; X-S, nếu phát âm theo phương ngữ ở một số nơi thì có thể phân biệt được. Nhưng tôi đang lấy chuẩn tiếng Hà Nội, Thủ đô của nước ta, để so sánh nên các chữ này khi phát âm tiếng Hà Nội là giống nhau. Như vậy ông đã khẳng định, xác nhận hơn 7,2 triệu người ở Hà Nội, nói và viết sai chính tả có hệ thống. Mà đã là sai thì không thể dùng cái sai đó để áp dụng cho cả nước và cộng đồng quốc tế.

2. Z = D, Gi, R. Trong tiếng Việt âm D và Gi gần giống nhau nhưng âm R rất khác xa 2 âm kia, không thể gộp chung lại được. Không thể nói rau cải thành Dau cải, rã rời thành giã giời. Chỉ có những người nói và viết sai chính tả (cũng như trường hợp Ch và Tr) mới lẫn lộn âm R với D, Gi

3. Chữ cái mới K thay cho C, Q, K: Hiện nay, Tiếng Việt phát âm sau từ C và K giống nhau nhưng viết khác nhau, nhưng từ Q là một âm đặc biệt khác với C và K. Hai từ cuốc (cái cuốc) và quốc (tổ quốc) có âm khác nhau, không thể sửa thành tổ kuôc được.

4. Việc dùng Q = Ng, Ngh, X = Kh; W =Th làm rối rắm cấu trúc ngữ pháp, xa lạ với các ngôn ngữ La tinh hiện hành. Không biết PGS -TS Hiền dựa vào đâu đưa để đưa ra quy ước này? Ví dụ phụ âm ng và ngh có mối quan hệ gần gũi với các phụ âm tương tự trong tiếng Latinh như các từ song, sing, king, reading, Hongkong trong tiếng Anh. Khi thay đổi như trên, liệu có tốt hơn cũ hay không hay là gây ra nhiều phiền phức khác?

'Cải tiến' chữ Quốc ngữ: Buồn cười và kỳ cục

'Cải tiến' chữ Quốc ngữ: Buồn cười và kỳ cục

Dù rằng chữ Quốc ngữ có một số hạn chế cần khắc phục, nhưng “cải tiến” là chuyện không dễ, nhất là khi không thể áp đặt và phải thuyết phục được số đông người sử dụng.

Để bảo vệ quan điểm của mình, ông Bùi Hiền cho biết: “Đề xuất của tôi có nhiều nhà ngôn ngữ họ thấy hợp lý vì chữ viết mới có một nguyên tắc thống nhất”. Tôi không hiểu những nhà ngôn ngữ nào lại ủng hộ sáng kiến nói và viết sai chính của ông Hiền như trà chanh thành chà tranh, chống bão thành trống bão, đồng ruộng thành đồng giuộng, rời rạc thàng dời dạc....

PGS – TS Bùi Hiền chỉ mới nêu những ưu điểm theo quan điểm của ông về đề án cải tiến chữ viết tiếng Việt mà không hề phân tích, đánh giá những thiệt hại, tổn thất, hậu quả do nó gây ra. Đó là cách suy nghĩ một chiều, thiếu tính khoa học và thực tiễn.

Ông Hiền nói: “Và để thay đổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian: thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ viết trên máy tính… Phải thay đổi từng bước một. Nhưng chỉ cần mất 1-2 năm là quen dần”.

Vấn đề này ông ấy rất chủ quan, không lường trước hậu quả. Nếu thực hiện theo đề án của ông, không những phải in lại toàn bộ tư liệu, sách trước đây, mà còn phải soạn thảo, ban hành quy định về ngữ pháp mới, soạn thảo lại toàn bộ giáo trình giảng dạy, đào tạo lại cho hơn 90 triệu người Việt trong nước và nước ngoài từ 4-5 tuổi trở lên và cộng đồng người nước ngoài đang sử dụng tiếng Việt hiện hành. Thời gian không phải chỉ mất 1-2 năm mà 50 năm sau chưa chắc đã sử dụng được. Một vấn đề rất quan trọng mà chưa thấy ông nêu là kinh phí thực hiện. Hao phí xã hội cho đề án này vô cùng lớn chứ không đơn giản như cách nghĩ của ông.

Giả sử đề án được thông qua, ông có tính được thời gian thực hiện là bao lâu, những thiệt hại mà đề án gây ra, tổng chi phí thực hiện cho từng thời kỳ, bao gồm cả chi phí khắc phục hậu quả và các hao phí xã hội liên quan khác? Thiết nghĩ, với trình độ kiến thức của mình, mong ông nên dành công sức, trí tuệ để nghiên cứu những vấn đề thiết thực đem lại ích nước, lợi nhà!

Cách viết tiếng Việt hiện nay có thật sự bất cập?

Cách viết tiếng Việt hiện nay có thật sự bất cập?

Dư luận xôn xao với việc PGS-TS Bùi Hiền đề xuất cải cách chữ viết. Cụ thể như chữ “tiếng Việt” sẽ được viết thành “Tiếq Việt”, hay “ngoại ngữ” thành “Qoại qữ”… Để viện dẫn lý do đi đến sự sửa đổi, bản thân ông Bùi Hiền cho biết vì ông thấy tiếng Việt hiện nay có nhiều điểm sai, bất cập trong cách viết và phát âm, gây khó khăn cho người dùng.

Tô Văn Chính ([email protected])

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm