01/05/2023 16:40 GMT+7 | Games-Esport
Với sự phát triển của A.I, các sản phẩm truyền thông rất dễ bị làm giả.
Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội tràn ngập các hình ảnh giả trông như thật do trí tuệ nhân tạo (Al) tạo ra, thậm trí một số ảnh giả còn lan truyền thông tin sai lệch khiến người dùng hoang mang, lo lắng.
Với những hình ảnh giả về các vụ bắt giữ những chính trị gia tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế, người dùng có thể kiểm tra các nguồn tin uy tin và xác minh khá nhanh.
Tuy nhiên với những bức ảnh về cuộc sống, về những người không nổi tiếng thì việc xác minh sẽ khá khó khăn.
Ví dụ, hình ảnh về một trận động đất nghiêm trọng được cho là đã làm rung chuyển khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ và Canada vào năm 2001 được chia sẻ trên ứng dụng Reddit. Nhưng sự thật là trận động đất này thực sự chưa bao giờ xảy ra và những hình ảnh đó đều do AI tạo ra.
Các công cụ AI như Midjourney, Dall-E và DeepAI có thể tạo ra ảnh giả trông rất giống ảnh thật chỉ trong vài giây. Tuy nhiên, các công cụ AI vẫn mắc lỗi và có trục trặc giúp người dùng có thể phân biệt ảnh thật và ảnh giả.
Đài DW đã tổng hợp một số gợi ý, để có thể nhận biết một hình ảnh là giả mạo hay không.
Phóng to và nhìn kỹ vào các chi tiết của bức ảnh. Nếu là ảnh giả sẽ lộ những điểm không nhất quán và lỗi mà thoạt nhìn có thể không bị phát hiện.
Tìm nguồn ảnh
Hãy tải hình ảnh lên các công cụ như Google Image Reverse Search, TinEye hoặc Yandex để tìm nguồn gốc ban đầu của hình ảnh. Kết quả của những tìm kiếm này có thể giúp bạn “đi đến” được các trang uy tín và cps thêm ngữ cảnh để phân biệt ảnh thật và ảnh giả.
Chú ý đến tỉ lệ cơ thể
Các chương trình hình AI như Midjourney hoặc DALL-E… vẫn còn lỗi chưa thể tạo ra hình ảnh hoàn chỉnh. Một trong số đó là sự khác biệt về tỉ lệ cơ thể con người trong bức ảnh như bàn tay quá nhỏ, nhón quá dài, thừa ngón tay, ngón chân, gọng kính bị biến dạng kỳ lạ hoặc tai có hình dạng không thực tế…
Hình ảnh quá đẹp, quá mịn
Ứng dụng Midjourney có thể tạo ra nhiều hình ảnh đẹp đến khó tin như da không có tỳ vết nào, tóc và răng cũng hoàn hảo, khuôn mặt thuần khiết, quần áo cũng hài hòa…. Vì vậy, khi nhìn vào bức ảnh quá đẹp, quá mịn bạn hãy tự đặt ra câu hỏi: Hình ảnh những con người hoàn hảo như vậy có thật không?
Nhiều bức ảnh giả do AI tạo ra còn mang tính nghệ thuật, bóng bẩy, long lanh đến mức khó tin.
Nền ảnh
Hãy chú ý tới nền của một bức ảnh xem các vật thể có thể bị biến dạng, ví dụ đèn đường. Trong một số trường hợp, hậu cảnh của ảnh AI bị mờ.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất