31/05/2012 09:16 GMT+7 | Man United
(TT&VH Online)- Khả năng kiếm tiền của những đội bóng tại giải Ngoại hạng đều tăng lên từng năm nhưng số tiền mà họ bỏ ra để trả lương và mua cầu thủ lại còn cao hơn thế.
Premier League được coi là giải đấu được quan tâm nhất trên thế giới với những ông chủ giàu có và thường xuyên mang về xứ sương mù những siêu sao. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau ánh hào quang về tiền bạc là những khoản nợ khổng lồ đang từng ngày đe dọa đến tiềm lực tài chính của họ.
Theo đánh giá của hãng kiểm toán nổi tiếng Deloitte trên bài phân tích được đăng tải hàng năm thì Premier League vẫn là giải đấu giàu có nhất châu lục. Số liệu từ mùa giải 2010/11 cho thấy tổng doanh thu của giải đấu đã tăng lên 12% so với cùng kỳ năm trước và đạt con số kỷ lục là 2.271 triệu bảng, hơn 700 triệu bảng cho đối thủ bám sát là giải VĐGQ Đức Bundesliga.
Thống kê tài chính của Premier League- Ảnh Sun
Cụ thể, trong số 19 đội bóng (Birmingham City không công khai tài chính) thì họ đang gánh chịu khoản thua lỗ đến 380 triệu bảng trước thuế. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là bởi trong khi tổng doanh thu từ bản quyền truyền hình, tiền tài trợ, doanh thu bán vé tăng lên tới 241 triệu bảng thì số tiền mà các đội bóng chi ra để trả lương và mua sắm cầu thủ lại cao gần gấp đôi, 441 triệu bảng.
Chỉ có 8 trong số 19 đội bóng là làm ăn có lãi mặc cho doanh thu kỷ lục từ tiền bản quyền truyền hình trong lịch sử giải đấu. Đội bóng thu về nhiều lợi nhuận nhất chính là Newcastle với 33 triệu bảng, con số này có được là do bán Andy Carroll cho Liverpool với giá 35 triệu bảng.
Man City là đội thua lỗ nhiều nhất, 197 triệu bảng, chiếm hơn 1 nữa số tiền thâm hụt của Premier League. Vấn đề của “The Citizens” cũng xuất phát từ việc đổ 144 triệu bảng để mua sắm những ngôi sao và số tiền để trả lương lên tới 173 triệu bảng.
Thế nhưng, đội trả nhiều lương nhất cho cầu thủ lại là Chelsea với tổng quỹ lương phải chi ra là 191 triệu bảng. Tính tổng lượng tiền chi để trả lương cho cầu thủ của các CLB là 1.599 triệu bảng.
Adam Bull, một kiểm toán viên nhiều năm kinh nghiệm chuyên trách việc khảo sát và đánh giá tình hình tài chính của ngành thể thao tại Deloitte cho biết: “Mặc dù doanh thu tăng cao hàng năm (12%) nhưng lợi nhuận của Premier League lại giảm xuống bởi số tiền mà họ chi tiêu lại tăng 210 triệu bảng (38%) và số tiền trả lương cũng tăng cao (14%). Những thách thức sẽ còn đè nặng lên họ khi báo cáo tài chính của mùa giải 2011/12 được công bố. Và họ sẽ phải đối mặt với luật công bằng tài chính của UEFA (FFP).”
Không chỉ có nợ nần, tình trạng tài chính mất cân bằng hiện tại cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới Premier League. Đơn cử là thu nhập tiền bản quyền truyền hình mùa giải 2010/11 tăng lên gần 83 triệu bảng nhưng hầu hết số tiền đó lại rơi vào túi của những đội bóng lớn như Man United, Man City hay Liverpool. Doanh thu bán vé cũng tăng lên 20 triệu bảng dựa trên lượng CĐV đến dự khán các trận đấu cũng tăng nhưng trên thực tế hơn một nửa số đội bóng ở Premier League lại kiếm ít tiền bán vé vào cổng hơn năm trước đó.
Thống kê cụ thể Tiền lương chi trả cho cầu thủ (triệu bảng) Chelsea .......... 191 Man City ......... 173 Man Utd .......... 153 Liverpool ........ 135 Arsenal ........... 124 Tiền mua sắm Man City ......... 144 Chelsea ............ 61 Man Utd ............ 40 Tottenham ........ 26 Aston Villa .......18 Thua lỗ trước thuế Man City ......... 197 Chelsea ............ 78 A Villa ............... 54 Liverpool .......... 49 Bolton .............. 26 Lợi nhuận trước thuế Newcastle......... 33 Blackpool ......... 20 West Brom ....... 19 Arsenal ............ 15 Man Utd ........... 12 |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất