29/08/2014 10:00 GMT+7 | Đọc - Xem
(Thethaovanhoa.vn) - Nhà văn Nguyễn Đông Thức, thành viên Ban giám khảo cuộc thi này nhiều lần, khẳng định: “Đây là giải thưởng văn học uy tín nhất tính đến thời điểm hiện nay. Những người đoạt giải này đề trở thành những tác giả tên tuổi, khẳng định được văn nghiệp củ mình sau cuộc thi, như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyên Hương, Trần Thị Hồng Hạnh, Trương Anh Quốc…”
Hôm qua 28/8, cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 do NXB Trẻ, báo Tuổi trẻ và Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức đã chính thức có “ngôi sao mới”. Sau 20 năm tổ chức, giải thường này lần đầu có được một tác giả trẻ đoạt giải cao nhất và không phải người miền Nam.
Giải Nhất sinh năm 1991 ở Hà Nội
Như nhiều thắc mắc lâu nay, Giải thưởng Văn học tuổi 20 thường trao quanh quẩn cho các tác giả miền Nam. Sự thắc đó có lý do, khi các giải cao nhất đều ở miền Nam, như: lần 1 trao cjp Nguyên Hương ở Đắc Lắc, lần hai trao cho Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau, lần ba trao cho Nguyễn Thị Hồng Hạnh sống ở Sài Gòn, lần 4 trao cho Trương Anh Quốc quê Quảng Nam nhưng sống ở Sài Gòn.
Lần thứ 5 này, Văn học tuổi 20 trao cho tác phẩm Người ngủ thuê của tác giả sinh năm 1991 Nhật Phi ở Hà Nội. Chàng trai Nhật Phi đã gần như bậc khóc khi biết mình đoạt giải Nhất Văn học tuổi 20 lần này. Người ngủ thuê là tác phẩm đầu tay được in thành sách của anh.
Nhật Phi
Người ngủ thuê viết về cuộc sống tương lai, khoa học phát triển đến độ chế tạo được loại máy giúp người không cần ngủ mà chỉ thuê người khác ngủ thuê cho mình. Năng lượng tái tạo từ “người ngủ thuê” sẽ truyền sang người… không cần ngủ để đi làm nhiều việc khác trong quỷ thời gian 24h/ngày của mình. Thế nhưng, từ nó nảy sinh sự cô đơn của con người không gì bù đắp được.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức hoàn toàn bị thuyết phục khi đọc Người ngủ thuê. Tuy nhiên, để kiểm chứng “ý tưởng” của tác giả Nhật Phi, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã nhờ bạn bè của ông, những người đọc sách/xem phim nước ngoài nhiều, kiểm chứng giúp ông, rằng: “Ý tưởng của Nhật Phi khi triển khai thành truyện này có giống gì không”. Sau khi kiểm chứng, nhà văn Nguyễn Đông Thức bỏ phiếu giải Nhất.
Trong 5 thành viên giám khảo, gồm nhà văn Nguyễn Đông thức, Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Ngọc Tư, nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn và PGS.TS Nguyễn Thành Thi, thì chỉ có một phiếu giải Nhì cho tác phẩm của Nhật Phi. Do vậy, tác phẩm này gần như thuyết phục hoàn toàn các giám khảo.
Tiếc cho Nguyễn Ngọc Thuần
Giải thưởng lần này bí mật đến phút chót. Nhà văn thành danh Nguyễn Ngọc Thuần hồi hộp chờ đến khi tên mình được xướng lên với giải Nhì. Đây là lần thứ hai Nguyễn Ngọc Thuần dự giải Văn học tuổi 20 với tác phẩm Cơ bản là buồn. Lần đầu, khi còn là sinh viên, Nguyễn Ngọc Thuần đoạt giải Ba với tác phẩm đầu tay. Sau đó anh đoạt giải Nhất với tác phẩm Vừa nhắm mắm vừa mở cửa sổ trong Cuộc Vận động sáng tác Văn học Thiếu nhi vì tương lai đất nước cũng do NXB Trẻ tổ chức.
Lần Văn học tuổi 20 này, Nguyễn Ngọc Thuần và Cơ bản là buồn không thể đoạt giải cao hơn, theo nhiều chuyên gia theo dõi mảng văn học trong nước, là vì: Nguyễn Ngọc Thuần là tên tuổi cũ, đã từng đoạt giải, đã thành danh nên rất khó nhận giải cao trong cuộc thi lần này.
Nói đến Nguyễn Ngọc Thuần, cũng nên nhắc đến Trương Anh Quốc khi Quốc đoạt giải Nhì cuộc thi này lần thứ 3 và đoạt giải Nhất trong cuộc thi lần thứ 4. Do vậy, từ trường hợp Trương Anh Quốc mà xét, thì Nguyễn Ngọc Thuần nếu “cố gắng” trong lần thi thứ 6 sau 4 năm nữa, biết đâu Nguyễn Ngọc Thuần sẽ đoạt giải Nhất.
Nhưng, văn chương không phải là thời gian hay tuổi tác để mà “đoạt giải”. Như Nguyễn Ngọc Thuần nói riêng với TT&VH: “Cơ bản là buồn mình viết để ra Hội sách đầu năm 2014. Vì ra không kịp hội sách nên mình dự thi, thi lần này không là chủ ý của mình”.
1,2 tỷ đồng cho 24 tác phẩm Nhà báo Dương Thành Truyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị NXB Trẻ cho biết: “Có 328 tác phẩm dự thi, với 149 truyện dài và 179 tập truyện ngắn. Chúng tôi đã tuyển chọn in 24 tác phẩm để công bố gồm 18 tác phẩm vào chung khảo với số tiền 1,2 tỷ đồng. Khác với các cuộc thi lần trước, lần này các tác giả dự thi đều “hiển danh và in thành sách” trước khi phát giải. Số tiền đầu tư có thể không nhiều, nhưng giá trị văn học từ cuộc thi mang lại tin rằng không nhỏ”. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất