02/09/2012 11:16 GMT+7 | Bóng đá Việt
Thực tế, kể từ khi Hà Nội T&T xuất hiện ở V.League 2009, bóng đá Việt Nam đã chấp nhận sống chung với tình trạng “1 ông chủ - 2 đội bóng”. Thanh tra VFF bao lần kiểm tra, xong không làm gì được bầu Hiển.
Việc SHB. Đà Nẵng được “người anh em” Hà Nội T&T trợ giúp vượt mặt Sài Gòn.XT, lên ngôi vô địch V.League 2012 khiến dư luận rất bức xúc. Nhưng thực tế, câu chuyện “1 ông chủ - 2 đội bóng” chỉ là bề nổi của “tảng băng chìm” đã có từ lâu ở bóng đá Việt Nam...
Tiêu cực vẫn ngang nhiên tồn tại
Từ hơn chục năm trước, khi bóng đá Việt Nam (BĐVN) chập chững tiến lên chuyên nghiệp thì những trận đấu “có mùi” đã xuất hiện rất nhiều, đặc biệt ở những vòng đấu cuối. Các phương tiện truyền thông liên tiếp phản ánh, nhưng câu trả lời quen thuộc của VFF là: “Chứng cứ đâu?”, “án tại hồ sơ”…
Hà Nội T&T (trái) quyết cầm chân Sài Gòn.XT để “người anh em” SHB. Đà Nẵng vô địch V.League 2012. |
Có thời điểm, báo chí còn nêu rõ những mối liên kết giữa 3-4 đội bóng với nhau. Mối quan hệ này rất phức tạp, không đơn thuần là chuyện “3 đi - 3 về”, mà 1 đội nào đó khi đã “cập bến” (trụ hạng) an toàn có thể chịu thiệt một chút về điểm số so với các đội trong nhóm và để được “bù” vào mùa giải sau đó cho đỡ “lộ”.
Tại V.League 2009, sau khi Quân khu 4 trụ hạng thành công, rất nhiều mũi nhọn đã chỉ trích thầy trò HLV Vũ Quang Bảo được K.Khánh Hòa cứu ở vòng cuối. Đáp lại, ông Bảo nói thẳng: “Chúng tôi thắng nhờ “cái ơn” TP.HCM. Các đội đá để cứu TP.HCM, nhưng người tính không bằng trời tính. Bóng đá ta ai dám khẳng định đá sạch. Các đội đừng có trách móc đội này cứu đội kia. Đến vòng cuối, ai đen phải chịu thôi”.
Gần nhất, tại vòng 25 V.League 2012, “mùi khét” đã xuất hiện ở nhiều cặp đấu. Vậy mà sau khi họp, Ban tổ chức giải khẳng định: “Không phát hiện thấy tiêu cực”. Kết luận này khiến dư luận rất thất vọng bởi đây là năm đầu tiên VPF điều hành giải nhưng mọi thứ vẫn không khác gì so với hơn chục mùa giải trước, khi quyền hành nằm trong tay VFF.
Và việc Hà Nội T&T “tử thủ” để… hòa Sài Gòn.XT ở vòng 26, giúp SHB Đà Nẵng vô địch V.League 2012 chẳng qua là một sự cụ thể hóa những gì đã tồn tại ở V.League bao năm qua. Cách thể hiện của “hai đứa con” bầu Hiển như một sự thách thức khả năng điều hành của VFF, VPF.
Có chứng cứ vẫn chịu?
Thực tế, kể từ khi Hà Nội T&T xuất hiện ở V.League 2009, BĐVN đã chấp nhận sống chung với tình trạng “1 ông chủ - 2 đội bóng”. Thanh tra VFF đã bao lần kiểm tra xong đều không làm gì được bầu Hiển. Về pháp lý, CLB Hà Nội T&T thuộc Công ty cổ phần Thể thao T&T; SHB. Đà Nẵng thuộc Công ty cổ phần thể thao SHB. Đà Nẵng. Ngân hàng SHB tài trợ cho Công ty cổ phần Thể thao SHB. Đà Nẵng, còn Tập đoàn T&T tài trợ cho Công ty cổ phần Thể thao T&T. SHB và T&T là 2 công ty hoạt động độc lập theo luật doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Trọng Hỷ
- Chủ tịch VFF
“Tôi không phải là ông chủ mà chỉ là nhà tài trợ của Hà Nội T&T, SHB. Đà Nẵng... Sòng phẳng và công bằng do nhiều yếu tố tạo nên chứ không chỉ là chuyện sở hữu đội bóng” - bầu Hiển khẳng định. Và theo cách nói ấy, thì chuyện bầu Hiển tìm cách “lách luật” để giữ lại đội Hà Nội (Á quân Giải hạng Nhất 2012) để cùng Hà Nội T&T-SHB. Đà Nẵng tạo thành thế chân vạc tại V.League 2013 chẳng làm ai ngạc nhiên.
Trước vấn đề này, các quan chức VFF và VPF, đặc biệt là ông Nguyễn Đức Kiên-Phó Chủ tịch HĐQTVPF đã quyết liệt phản đối và khẳng định sẽ giải quyết triệt để tại buổi tổng kết mùa giải 2012 tới đây, nhằm bảo đảm sự công bằng cho giải đấu. Tiếc là bầu Kiên vừa bị bắt vì hành vi kinh doanh trái phép nên không biết “phần còn lại” của VFF, VPF sẽ giải bài toán này như thế nào?
Nếu ngay cả chuyện tiêu cực rõ như ban ngày (với bằng chứng là 90 phút làm khách của Hà Nội T&T trên sân Thống Nhất gặp Sài Gòn.XT vòng 26 V.League 2012) bị dư luận phản ứng dữ dội như thế, mà VFF, VPF vẫn bó tay, thì đừng mong chạm tới được những “tảng băng chìm” đã ăn sâu trong đời sống BĐVN!
Theo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất