21/01/2009 11:04 GMT+7 | Thế giới
(Bài của Hồ Quốc Tuấn - Nghiên cứu sinh tiến sĩ, Đại học Manchester, Anh)
|
Nếu cứ chần chừ do dự, tranh cãi về hiệu quả của gói kích thích kinh tế, thì khi nó được áp dụng, mọi việc có thể quá trễ.
Điều này cũng được Sudeep Reddy chia sẻ phần nào khi nhắc lại trên tờ Wall Street Journal một lỗi lầm thường thấy của các chính phủ khi áp dụng các gói kích thích tăng trưởng là đã chi tiền quá trễ trong suy thoái, đợi… sắp hết suy thoái rồi mới chi tiền. Khi đó đương nhiên hậu quả là tạo ra bong bóng giá cả mới và gánh nặng nợ chính phủ và thâm hụt ngân sách lớn chứ đâu giúp gì cho chống suy thoái.
Về chuyện kích thích kinh tế, chống suy thoái, thời gian qua có vẻ như các nhà quản lý kinh tế Mỹ và các chuyên gia đã đề xuất và sử dụng đủ loại công cụ để chống khủng hoảng. Đầu tiên là áp dụng giải pháp của trường phái trọng tiền của Milton Friedman là dùng chính sách nới lỏng tiền tệ, tung tiền cho ngân hàng để duy trì thanh khoản, rồi ngân hàng sẽ từ đó mà tăng cung tiền cho nền kinh tế để tăng tín dụng, duy trì tăng trưởng.
Tuy nhiên, giải pháp này xem ra không mấy thành công, cùng lắm là chỉ giúp duy trì vài gã khổng lồ ở Wall Street không chết, trong khi vẫn phải hy sinh một số gã “to con” khác, đồng thời vẫn không cứu vãn nổi nền kinh tế thực vì ngân hàng lấy tiền “cứu trợ” xong lo giữ làm dự trữ, không dám cho vay ra nhiều nữa.
Sau đó đến việc thiết kế gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ (và cũng là của nhiều nước khác như Trung Quốc) theo trường phái Keynes, thông qua chi tiêu công của chính phủ như vào các dự án hạ tầng chẳng hạn. Chưa hết, còn có rất nhiều đề xuất mang tính kỹ thuật như đề xuất của các giáo sư Lucian Bebchuk của Harvard và Itay Goldstein của Wharton về chuyện đưa ra một kiểu “quỹ nhà nước do tư nhân quản lý” (government funded, privately managed fund) để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế thay vì bỏ tiền vào chi tiêu công.
Tóm lại, người ta đang nghĩ ra mọi vũ khí có thể có để chống “bóng ma suy thoái”. Nhưng cũng chính vì những tư tưởng trái ngược như vậy mà gây ra sự bất đồng trong chuyện cứu nền kinh tế như thế nào. Điều đó càng làm chậm trễ những gói giải cứu mà thôi.
Cứ coi Hal Varian, Giáo sư kinh tế học của Đại học California Berkeley kiêm chuyên gia kinh tế của Google, nhìn nhận về chuyện kích cầu trực tiếp vào tiêu dùng thông qua cắt giảm thuế, qua chi tiêu của chính phủ, hay qua hỗ trợ để kích thích đầu tư tư nhân, thì ta thấy, giải pháp nào cũng có mặt mạnh, mặt yếu (mặc dù vị này thì lại thích kích thích đầu tư tư nhân hơn).
Mà thực tế cũng cho thấy là dùng “bài” nào bây giờ ở Việt Nam cũng có trở ngại, vì người dân đã thắt chặt chi tiêu, ngân hàng lại phải tăng cường dự trữ đề phòng rủi ro. Vì thế có đưa thêm tiền, có giảm thuế, có chi tiêu công, thì cũng chưa chắc kích thích được kinh tế, nhưng không làm gì cả thì kinh tế chắc chắn là bị “kẹt cứng”. Do đó, theo người viết, nếu đã đưa ra chính sách kích cầu dựa trên các phân tích có lý và có sự tư vấn của các chuyên gia cũng như ý thức được những hạn chế của nó, thì cứ tiến hành chứ đừng cứ tranh cãi mãi.
Bài thuốc kích cầu có thể không đạt hiệu quả cao như mong đợi, nhưng nhiều khi lại giải tỏa được phần nào nỗi lo, tạo ra niềm tin và kỳ vọng lạc quan cho người dân. Như vậy, là đã gỡ rối nhiều cho chuyện tiêu dùng và các thị trường tài chính. Còn sau đó, ta nên mong rằng các gói kích cầu của các nước khác sẽ phát huy tác dụng, nhờ đó xuất khẩu của ta sẽ khá hơn.
Các gói kích thích kinh tế toàn cầu (tỉ đô la Mỹ) | |
Châu Mỹ | |
Mỹ |
775 |
Mexico |
5,8 |
Chi Lê |
2 |
Châu Âu | |
Đức |
69 |
Pháp |
33 |
Anh |
29,7 |
Tây Ban Nha |
14 |
Ý |
8 |
Hà Lan |
7,6 |
Hungary |
6,9 |
Bồ Đào Nha |
2,77 |
Thụy Điển |
1,8 |
Châu Á | |
Trung Quốc |
586 |
Nhật |
105 |
Hàn Quốc |
11,3 |
Úc |
7,4 |
Ấn Độ |
4 |
Nguồn: Institute of International Finance, trích lại bởi The Wall Street Journal |
(Theo VnEconomy)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất