Sáng 11/10, áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp, bão Kompasu di chuyển nhanh

10/10/2021 16:05 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 10/10, tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Hải Phòng đến Nam Định.

Hoãn kế hoạch phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vì lý do thời tiết

Hoãn kế hoạch phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vì lý do thời tiết

Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã một lần nữa phải hoãn kế hoạch phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sáng nay (7/10) vì lý do thời tiết.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo đến 1 giờ ngày 11/10, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km, suy yếu thành một vùng áp thấp và đi vào khu vực từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.

Vùng nguy hiểm trên biển (gió mạnh cấp 6, giật từ cấp 8): phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 107,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và sóng lớn. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Chú thích ảnh
 Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp

Do ảnh hưởng kết hợp của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 7 với không khí lạnh tăng cường, Vịnh Bắc Bộ, huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao từ 2-3,5m, biển động.   

Trong chiều 10/10, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió giật mạnh cấp 7-8; các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội có gió giật mạnh cấp 6.

Từ chiều 10-11/10, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 100-150mm, riêng Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai có nơi trên 200mm; các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-120mm, có nơi trên 150mm. Vùng núi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại; ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Trong khi đó, bão Kompasu đang di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 11/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 160km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Từ 13 giờ ngày 11 đến 13 giờ ngày 12/10, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, tiếp tục mạnh thêm và đi vào Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 12/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 117,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 730km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 13.

Do ảnh hưởng của bão, từ đêm 10/10, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, giật cấp 13; sóng biển cao từ 4-6m; biển động rất mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển đông cấp 3.

Chú thích ảnh

Từ 13 giờ ngày 12 đến 13 giờ ngày 13/10, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 13 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 13.

Từ 13 giờ ngày 13 đến 13 giờ ngày 15/10, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km, cường độ bão có xu hướng giảm.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ sau bão số 7, áp thấp nhiệt đới ở miền Trung cũng như bão Kompasu đang mạnh thêm, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh liên quan chỉ đạo việc hỗ trợ cũng như thông tin tới các lực lượng lao động có nhu cầu di chuyển biết được diễn biến của bão lũ; có kế hoạch, phương án di chuyển đảm bảo an toàn.

Các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng ở Bắc Bộ và Trung Bộ căn cứ vào tình hình thực tế chủ động cấm biển, kêu gọi và bố trí cho tàu, thuyền vào nơi trú tránh an toàn; kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng thấp, trũng ven biển; kiểm tra, rà soát, chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa, nhất là tại các trọng điểm xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước, các công trường đang thi công; sẵn sàng các đoàn công tác chỉ đạo hiện trường, duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn, xử lý kịp thời khi có yêu cầu; tổ chức trực ban 24/24 giờ.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm