'Hỏa ngục' rộng 1,8 triệu km vuông đe dọa Trái đất

16/02/2017 19:21 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Một hồ chứa carbon nóng chảy có thể trở thành một thảm họa với Trái đất vừa được phát hiện ở Mỹ.

Theo nghiên cứu đăng tải trên Earth and Planetary Science Letters, các nhà khoa học đã sử dụng một mạng lưới rộng lớn cảm biến địa chấn để thăm dò một khu vực sâu dưới lòng đất ở miền Tây Mỹ, phát hiện một hồ chứa rộng 1,8 triệu km vuông.

Hồ chứa này có diện tích bằng lãnh thổ Mexico, và các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể gây ra tổn hại rất nghiêm trọng cho môi trường.

Phát hiện này cho thấy lượng carbon thực sự có ở Trái Đất nhiều hơn số lượng mà trước nay chúng ta từng nghĩ.


Hồ chứa carbon nóng chảy được phát hiện ở độ sâu 350km so với bề mặt Trái đất, miền Tây Mỹ

Cụ thể, nhóm nghiên cứu gồm các nhà địa chất thuộc Đại học Royal Holloway (London, Vương quốc Anh) sử dụng một mạng lưới khổng lồ của 583 cảm biến địa chấn để đo những rung động của Trái Đất, phác ra một hình ảnh của khu vực thăm dò. Khu vực này thuộc lớp vỏ ngoài của Trái đất, có nhiệt độ cao làm tan chảy carbon rắn và tạo ra mô hình địa chất đặc biệt.

Qua phát hiện này, các nhà khoa học tin rằng lớp trên của Trái Đất có thể chứa tới 100 nghìn tỷ tấn carbon tan chảy. Để so sánh, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ ước tính lượng phát thải carbon toàn cầu trong năm 2011 là gần 10 tỷ tấn.

Hồ chứa carbon tan chảy này sẽ tràn lên bề mặt Trái đất qua các vụ phun trào núi lửa. Tuy gây ra biến đổi khí hậu chậm, nhưng một vụ phóng carbon đột ngột có thể dẫn tới những hậu quả thảm khốc.

Theo Trần Minh- Tin tức/Daily Mail

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm