12/11/2022 10:47 GMT+7 | Văn hóa Xã hội 247
Câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc. Trong lúc đi phỏng vấn cho một chương trình truyền hình thực tế, một phóng viên tình cờ gặp được một người bán bánh rán bên cạnh một trường học.
Vì tò mò với thu nhập của chị, người phóng viên đã tiến tới trò chuyện:
"5 tệ một chiếc, một năm bán khoảng 500.000 cái bánh, 2.500.000 tệ (khoảng 8,5 tỷ đồng), trừ vốn khoảng 30%, vậy 1 năm chị kiếm được 750.000 tệ (khoảng 2,5 tỷ đồng)?"
Người bán hàng rong nghe xong mỉm cười, đầu cũng không lắc, ôn tồn nói: "Nhiều hơn!"
Người phóng viên nói bừa một con số: "3.000.000 tệ?" (khoảng 10 tỷ đồng)
Ngỡ rằng đó là con số không tưởng, nhưng câu trả lời của người bán hàng rong khiến anh rất bất ngờ: "Tầm đó đó!"
Rất nhiều cư dân mạng sau khi biết đến câu chuyện đã cảm thán: Ôi trời, còn nhiều hơn dân văn phòng như tôi bao nhiêu, muốn đổi nghề, tôi cũng muốn đi bán đồ ăn vặt.
Nhưng cứ bán đồ ăn vặt là sẽ kiếm được nhiều như vậy ư?
Em họ T. của tôi trước đó làm kế toán cho một công ty sản xuất khuôn kim loại, lương tháng trung bình.
T. thường hay phàn nàn nói công việc này không có tương lai, lương lại lẹt đẹt.
Có một giai đoạn "kinh tế hàng rong" nổi lên như cồn, thấy người khác bán hàng thôi mà xây được cả ngôi nhà to tướng, T. cũng quyết định đi theo con đường này.
Nghĩ là làm, cậu ấy chạy đông chạy tây vay tiền, rồi mở một hàng bán thịt nướng ở thành phố.
Nhưng không ngờ, chỉ sau chưa đầy 3 tháng, đến cả dụng cụ nướng thịt cũng bị bán đi hết.
Vì sao?
Vốn làm nghề này, buổi sáng sẽ phải ra chợ mua thịt, mua rau, mua xiên, đồ ướp thịt…
Nhưng dậy sớm chẳng khác nào lấy mạng T., cậu ấy thường xuyên ngủ quá giờ, bán hàng ăn mà lúc thiếu cái này, nay thiếu cái kia.
Nướng thịt thì không có kĩ năng, lửa không đều, chỗ đã xém, chỗ vẫn trắng ởn.
Lúc không có khách thì ngồi chơi điện tử, đợi có người giục rồi mới vội vã "Tới đây, tới đây", rất nhiều lần vì chờ lâu quá nên khách bỏ đi.
12h đêm là lúc hết khách, bắt đầu dọn dẹp, nhưng cậu ấy lại chỉ dọn dẹp qua loa cho có, ngày hôm sau, khách nhìn chỗ bán bẩn thỉu, toàn dầu mỡ, nhìn thôi đã không muốn vào.
"Tung hoành" được vài tháng, T. không những không thực hiện được ước mơ kiếm tiền tỷ mà còn nợ nần một khoản tiền lớn.
Những ngành khác luôn dễ kiếm tiền hơn ngành mình là ảo tưởng lớn nhất của con người hiện đại.
Đó là lý do tại sao, cùng là bán hàng, người phụ nữ ở đầu bài đã đạt đến đỉnh cao của cuộc sống, còn cậu em họ tôi thì lại chẳng đủ sống dù chỉ là một tháng.
Cái gọi là lương nhiều thu nhập cao chỉ là kết quả bạn nhìn thấy sau vô vàn những nỗ lực và khó khăn mà người thành công phải bỏ ra.
Một nhà kinh tế học đã từng đề cập đến một khái niệm: "Lợi nhuận qua loa".
Có nghĩa là cùng làm một việc tương tự, nhưng sẽ có nhiều người làm cho có, làm qua loa, sơ sài, triết lý sống của họ là "thế thôi là được rồi".
Trong khi có những người lại mong muốn không ngừng cải thiện, họ cố gắng đạt được 100 điểm trong mọi thứ, và cuối cùng đánh bại "kẻ qua loa" và hưởng lợi nhuận.
Trên mạng từng có một câu hỏi như này: Tại sao nhân viên văn phòng kiếm được rất ít, trong khi những người bán hàng, dù chỉ là ven đường lại kiếm được bộn tiền?
Thực ra, không phải dân công sở kiếm được ít mà là những người làm việc qua loa, sơ sài, không có chí tiến thủ mới là những người không kiếm được nhiều tiền.
Và cũng không phải cứ kinh doanh là giàu, mà chỉ những người sẵn sàng chịu đựng vất vả mới có thể kiếm được nhiều tiền.
Ngành nghề nào cũng có người tài người giỏi, nhưng trên thực tế, chỉ cần bạn cố gắng tiến lên một chút nữa, khi vượt qua được làn sóng lớn những kẻ qua loa, bạn sẽ được hưởng lợi nhuận do sự qua loa của người khác tạo ra.
Tôi rất thích một câu nói như thế này:
"Cạnh tranh khắc nghiệt chỉ là một cái cớ. Bất kỳ thời đại nào cũng sẽ luôn tồn tại những người nổi bật."
Thay vì phàn nàn về việc kiếm ít tiền hơn trong khi đang sống và làm việc kiểu cho qua ngày, tốt hơn là bạn nên cải thiện bản thân một cách toàn diện và để sự qua loa của người khác trở thành lợi nhuận của chính bạn.
1. Chọn việc khó mà làm
Các nhà xã hội học chia nhận thức của con người thành ba vùng: vùng thoải mái, vùng kéo dài và vùng khó khăn.
Nhiều người thích tuân theo bản chất vốn có của con người, họ tìm kiếm sự thoải mái và chỉ muốn ở trong vùng an toàn của mình.
Nhưng trong thế giới này, bất cứ điều gì khiến bạn tốt hơn đều thường sẽ đi kèm với sự khó chịu.
Một số người mang những con đại bàng ở Amazon về nhà và nuôi chúng, cho chúng tổ ấm và thức ăn ngon hàng đầu.
Nhưng đại bàng khi lớn lên chỉ có thể bay lên được tới mái nhà, đôi cánh dài hơn hai mét trở nên công kềnh chậm chạp.
Đại bàng con lớn lên ngoài tự nhiên sẽ bị đại bàng mẹ ném ra khỏi tổ để chúng học được cách bay, hoặc là bay ra ngoài, hoặc là quay về với cái tổ đầy gai, những con đại bàng non không có cách nào khác ngoài việc tập vỗ cánh để sinh tồn.
Nếu bạn muốn sải cánh bay được cao như đại bàng, bạn phải nỗ lực để trải qua khó khăn, và để sự cứng cỏi đó trở thành huy chương của cuộc đời.
2. Dồn sức cho một việc
Có một bức ảnh như thế này:
Hai người cùng lúc khoan tìm kho báu, một người đào một cái hố cạn, không thấy đá quý, anh ta vội vàng đổi chỗ, hết chỗ này đến chỗ khác, vẫn không thấy đá quý.
Người kia chỉ không ngừng đào sâu ở một nơi, và cuối cùng, anh ta tìm thấy một viên ngọc như ý.
Đây là thực tế.
Nếu bạn là một tài xế taxi, nếu bạn có thể tính toán chính xác chi phí, lựa chọn khách hàng mục tiêu và hoạch định lộ trình hợp lý, bạn đương nhiên có thể kiếm được nhiều hơn những người khác.
Tiến thêm một bước nữa thôi, và khi nhìn lại, bạn sẽ thấy mình đã vượt lên trước rất nhiều người.
3. Rèn tính kiên trì
Nhà tâm lý học Angela Lee Duckworth đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu một chủ đề:
Họ đến Học viện Quân sự West Point để tiến hành nghiên cứu xem những kiểu người nào có thể chịu đựng được việc huấn luyện quân sự.
Họ tham gia vào các cuộc thi quốc gia khác nhau và quan sát xem kiểu người nào có thể giành chiến thắng trong cuộc thi.
Họ làm việc với các công ty tư nhân để tìm hiểu xem ai có thể đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo và ai kiếm được nhiều tiền nhất.
Sau cùng, họ phát hiện ra rằng đặt trong các môi trường khác nhau, những người nổi bật đều có chung một đặc điểm.
Không phải khả năng quan hệ xã giao, ngoại hình đẹp, vóc dáng cường tráng hay chỉ số IQ cao mà là sự kiên trì.
Sự bền bỉ và khả năng chịu đựng gian khổ luôn là phẩm chất cơ bản của một người thành công.
Chỉ cần bạn chịu đựng được gian khổ, bạn sẽ thấy rằng con đường mòn hiểm trở dẫn lên trên đỉnh núi thực ra không hề đông đúc.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất