18/04/2022 14:33 GMT+7 | Bạn cần biết
(Thethaovanhoa.vn) - Cùng chung xu hướng đi xuống với các thị trường chứng khoán châu Á, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng diễn biến rất tiêu cực khi lực bán tăng mạnh ở hầu hết các nhóm cổ phiếu.
Hết phiên sáng 18/4, VN-Index giảm 22,94 điểm còn 1.435,62 điểm, HNX-Index giảm 10,99 điểm xuống 405,72 điểm, UPCoM-Index giảm 1,94 điểm về 110,42 điểm.
Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 16.644,3 tỷ đồng. Riêng sàn HOSE đạt trên 14.400 tỷ đồng, tăng 27% so với phiên thứ Sáu tuần trước.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt giảm sâu. Cụ thể, rổ VN30 có tới 16 mã giảm, 11 mã tăng và 3 mã đứng giá.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn 3 mã giữ được sắc xanh là TPB, NVB và KLB. Tất cả 24 mã cổ phiếu ngành ngân hàng còn lại đều ở chiều giảm giá; trong đó, OCB giảm 4,1%, EIB giảm 3,8%, VPB giảm 3,6%, MBB giảm 3,5%, CTG giảm 3,4%, BID giảm 3,3%, STB giảm 2,2%, VCB giảm 1,5%... Diễn biến tiêu cực của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng là nguyên nhân chính đẩy chỉ số VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu.
Tiếp đến, tại nhóm cổ phiếu ngành bất động sản, hàng loạt mã giảm mạnh, thậm chí giảm sàn như: AMD, VPH, VRC, PTL, PLA, PVL, NVT, NRC, LGL, HQC, FID, FLC, HAR, DRC, BII, AMD. Các mã vốn hóa lớn nhất nhóm bất động sản như: VIC giảm 2,5%, VHM giảm 3,5% thêm một lần nữa tạo áp lực giảm điểm lên chỉ số.
Tại nhóm cổ phiếu ngành dầu khí, chỉ còn PEQ tăng giá, PLX và TOS đứng ở tham chiếu, PVE không có giao dịch. Tất cả các mã cổ phiếu ngành dầu khí còn lại đều ở chiều giảm giá.
Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán giảm rất mạnh. Hàng loạt mã giảm hết biên độ như: APG, APS, ART, ORS, TVC. Các mã trụ cột như: MBS giảm 7,6%, SHS giảm 7%, SSI giảm 5,5%, HCM giảm 5,2%, VND giảm 5%, VDS giảm 3,6%...
Ngoài ra, các nhóm ngành xây dựng và vật liệu, du lịch và giải trí, bán lẻ... đồng loạt giảm sâu, gây áp lực giảm điểm cho thị trường chung.
Điểm tích cực là khối ngoại sáng nay mua ròng nhẹ. Cụ thể, khối này mua ròng 71,73 tỷ đồng trên HOSE và 3,09 tỷ đồng trên UPCoM, trong khi bán ròng hơn 22,6 tỷ đồng trên HNX.
Chứng khoán Việt Nam giảm sâu trong bối cảnh các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm. Mở cửa phiên 18/4, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm, do những lo ngại về nền kinh tế nước này, khi đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục 20 năm so với đồng USD.
Trong 15 phút giao dịch đầu tiên, chỉ số Nikkei 225 giảm 297,75 điểm, hay 1,1%, xuống 26.795,44 điểm.
Văn Giáp/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất