04/05/2023 15:17 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Ngay cả khi cuộc sống không được như ý, áp dụng 3 chiêu thức này, chắc chắn lối đi sẽ mở ra, cuộc đời ắt sang trang nhanh chóng.
Một tiểu thuyết gia từng nói:
"Đường đời đầy rẫy chông gai, nhưng người thành công sẽ thắp sáng hành trình của mình bằng ánh sáng hy vọng, đồng thời đốt cháy những chông gai đó bằng ngọn lửa của lòng kiên nhẫn."
Người càng từng trải càng hiểu ra được rằng thay vì im lặng chờ đợi trước bóng tối, chi bằng tự cầm đèn tiến lên.
Ngay cả khi cuộc sống không được như ý, miễn là bạn đứng dậy và dám bắt đầu lại từ đầu, hy vọng vẫn luôn còn đó.
Nửa sau của cuộc đời, khi không may bị chìm trong bóng tối, hãy thắp lên ba ngọn đèn sau đây cho chính mình.
Một nhà văn từng nói:
"Đọc sách, xóa bỏ những lỗ hổng, thoát khỏi thiển kiến, có được kiến thức mới, tăng học vấn, mở mang kiến thức, và nuôi dưỡng tâm hồn."
Trong cuộc sống, đọc sách có thể không đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta, nhưng nó có thể dẫn lối khi ta bối rối.
Ca sĩ nổi tiếng Li Jian từng chia sẻ với giới truyền thông về trải nghiệm của mình:
Anh cho biết vào thời điểm tồi tệ nhất, anh không có nguồn thu nhập nào trong vài tháng và chỉ có thể chui rúc trong một căn nhà cho thuê cũ kĩ ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Ở đó không có máy sưởi hay điều hòa, mùa đông phải đốt lửa, phải lắp máy bơm nước riêng nếu đường ống dẫn nước bị đóng băng.
Trong những tháng ngày khó khăn nhất, ngoài âm nhạc, thứ đồng hành cùng anh là sách.
Khi không có show để tham gia, anh sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để ở nhà và đọc sách.
Đọc liên tục và có chiều sâu đã mang lại sức sống sáng tạo liên tục cho âm nhạc của Li Jian.
Trong vài năm đó, anh đã liên tiếp viết ra một số lượng lớn các kiệt tác âm nhạc như "Truyền kì, "Thập sát hải" và "Gió thổi sóng lúa vàng".
Cùng với sự đồng hành của sách, Li Jian đã vượt qua thời kỳ khó khăn và trở thành một trong những ca sĩ kiêm nhạc sĩ xuất sắc nhất của làng âm nhạc Trung Quốc.
Đọc sách quả thực có thể khiến một người đạt được sự đột phá của bản thân trong thời kì khó khăn.
Rất nhiều khi, đọc sách giống như một nơi ẩn náu nhỏ, mang đến cho chúng ta hơi ấm và năng lượng mọi lúc mọi nơi.
Khi ta lo lắng, đọc sách có thể xoa dịu những rắc rối; khi ta mất phương hướng, đọc sách cũng có thể giúp ta tìm ra nhiều lối thoát hơn.
Trên thực tế, bất kể có gặp khó khăn gì, đọc sách là một trong những cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Có thể thông qua việc đọc, chúng ta không thể ngay lập tức ứng phó với những khó khăn hiện tại, nhưng nó có thể cho chúng ta sức mạnh để vượt qua khó khăn.
Có một câu tục ngữ cổ điển của Anh như này:
"Một con tàu không có đích đến, gió hướng nào cũng là ngược chiều".
Đôi khi, không phải cuộc sống luôn gặp khó khăn, mà là chúng ta chưa tìm được lối thoát cho nó.
Và khi chúng ta đặt ra mục tiêu cho chính mình, ngay cả khi cuộc sống tạm thời không được như ý, chúng ta vẫn luôn có thể có một thái độ tích cực.
Bộ phim điện ảnh và truyền hình ăn khách gần đây tại trung Quốc có tên "Cuồng phong" đã đưa tên tuổi của Trương Tùng Văn đến với công chúng một cách rộng rãi hơn.
Trước đó, con đường đến với danh tiếng của Trương Tùng Văn vốn không hề dễ dàng.
Trong những năm đầu, vì yêu thích điện ảnh, Trương Tùng Văn đạt ra cho mình mục tiêu trở thành diễn viên.
Sau đó, nhờ chăm chỉ học tập, anh đã xuất sắc thi đỗ vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.
Sau khi tốt nghiệp, vì không có được tài nguyên tốt, anh chỉ có thể đóng những vai nhỏ trong đoàn, có những vai diễn thậm chí còn không có lời thoại.
Vào thời điểm khó khăn nhất, Trương Tùng Văn phải thuê một căn nhà ở ngoại ô Bắc Kinh bằng số tiền duy nhất anh có.
Vào mùa đông, để giữ ấm vào ban đêm, anh phải đội một chiếc hộp các tông lên đầu, chỉ chừa hai lỗ để thở.
Ngay cả trong những năm tháng khó khăn nhất, Trương Tùng Văn vẫn không từ bỏ mục tiêu của mình.
Bình thường, bất cứ khi nào có cơ hội diễn xuất, Trương Tùng Văn đều sẽ đi, bất kể vai diễn nhỏ như thế nào, anh đều sẽ không phàn nàn.
Để cải thiện kỹ năng diễn xuất của mình, Trương Tùng Văn vừa kiếm sống vừa luôn chú ý quan sát người và việc xung quanh mình.
Lúc rảnh rỗi, anh sẽ đến chợ rau, bệnh viện và những nơi khác, hy vọng sẽ cải thiện kỹ năng diễn xuất của mình thông qua việc quan sát cuộc sống, không ngừng đột phá bản thân, trở thành người mà anh muốn trở thành.
Sau cùng, dựa vào kỹ năng diễn xuất của mình, Trương Tùng Văn từng bước vươn lên trên con đường diễn xuất, để rồi nhận lấy trái ngọt ngày hôm nay.
Có một câu nói như này:
"Trong tim có mục tiêu, cuộc sống mới có mưu cầu, đời người mới có động lực."
Rất nhiều khi, khi lúng túng, có người chán nản, thất vọng vì thất bại; có người buồn bã, sống cho qua ngày.
Nhưng suy cho cùng, đó là do chúng ta chưa đặt cho mình một mục tiêu cụ thể, vì vậy luôn phải loay hoay trong khó khăn.
Nhưng, khi có ý thức về phương hướng, chúng ta sẽ có động lực hơn để đối mặt với cuộc sống.
Bởi lẽ những người có mục tiêu rõ ràng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những người hay những thứ vô nghĩa, họ cũng sẽ không gục ngã vì những thất bại trong quá trình này.
Vì vậy, trong nửa sau của cuộc đời, mong chúng ta luôn có mục tiêu, sống một cuộc sống ý nghĩa và ung dung.
Tác gia Haruki Murakami từng nói:
"Bạn phải nhớ những người đã lặng lẽ ôm bạn trong bóng tối, những người khiến bạn cười, những người trò chuyện với bạn cả đêm, những người lái xe đến thăm bạn và những người đã khóc cùng bạn."
Cuộc đời, không tránh khỏi những lúc khó khăn, và những người bạn tốt luôn có thể mang đến cho bạn hơi ấm ấm áp nhất khi bạn cần nhất.
Ba Kim và Băng Tâm là đôi bạn thân trong giới văn học Trung Quốc, có một câu chuyện như thế này về họ:
Hai người họ quen nhau trong một lần tình cờ, sau đó, cả hai vẫn thỉnh thoảng liên lạc với nhau những lúc rảnh rỗi và dần trở thành bạn thân.
Khi vợ của Ba Kim là Tiêu San đột ngột qua đời vì bạo bệnh, chính sự động viên của Băng Tâm đã khiến Ba Kim lấy lại được hy vọng trong cuộc sống.
Trong những năm đó, Băng Tâm đã viết thư để khai sáng cho ông mỗi ngày, khuyến khích ông kết bạn với nhiều người trẻ hơn, nhắc nhở ông đừng sống mãi trong quá khứ.
Sau đó, với sự động viên của Băng Tâm, Ba Kim đã thoát ra khỏi khoảng thời gian đen tối này và trở nên vui vẻ.
Trong những năm cuối đời, Ba Kim thường xuyên phải chịu sự đau đớn của bệnh tật, ông từng nghĩ đến việc từ bỏ việc viết lách.
Nhưng khi thấy Băng Tâm vẫn đang rất nhiệt huyết với nghề viết, ông đã được truyền cảm hứng, buông bỏ ý định từ bỏ, tiếp tục cầm bút lên một lần nữa.
Sau đó Ba Kim đã nói trong một bài báo rằng:
"Sự tồn tại của chị Băng Tâm giống như một thứ sức mạnh vô cùng to lớn, chị ấy là ngọn đèn sáng, chiếu rọi con đường phía trước của tôi, chị ấy luôn lạc quan hơn tôi."
Ai cũng sẽ có lúc gặp khó khăn, áp lực cuộc sống, rắc rối trong công việc, trắc trở trong các mối quan hệ… tất cả đều có thể khiến chúng ta cảm thấy ngộp thở.
Đối mặt với đủ loại thăng trầm, có lẽ nhiều người trong chúng ta đều lựa chọn âm thầm đau buồn ở một góc, âm thầm chịu đựng mọi thứ.
Nhưng những người bạn tốt luôn có thể động viên, hỗ trợ kịp thời khi bạn cô đơn buồn bã, giúp bạn lấy lại niềm hy vọng trong cuộc sống.
Trong phần còn lại của cuộc đời, hãy kết bạn với những người khiến bạn cảm thấy thoải mái, những người tới để thắp sáng cho nhau giữa đêm tối.
Lời kết,
Một tác gia từng nói:
"Cuộc sống giống như con thuyền trên sóng, gập gập ghềnh ghềnh, cũng lại giống như con đường mòn trong núi, nhấp nhấp nhô nhô".
Thăng trầm vốn là điều khó tránh khỏi, giây trước có thể là vận may, giây sau sẽ thành vực thẳm.
Trước những thăng trầm của cuộc đời, điều chúng ta có thể làm là thắp lên ngọn đèn cho chính mình.
Ở nửa sau của cuộc đời, tôi hy vọng rằng chúng ta có thể học được cách thắp lên ngọn đèn cho chính mình khi gặp khó khăn, soi sáng và mang lại hy vọng cho cuộc sống của chính chúng ta.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất