19/11/2012 06:23 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Phế tích của một trong những ngôi nhà cổ nhất Scotland vừa được phát hiện khi người ta chuẩn bị công trường để xây một đường giao cắt chạy qua vùng Forth tại đây.
Ngôi nhà cổ được cho là đã xây dựng từ thời Mesolithic, cách đây 10.000 năm. Những gì còn lại cho tới nay là một cái hố hình ôval khá lớn, với chiều dài giữa hai đầu lên tới 7 mét, trong nó có chứa nền lò sưởi, hơn 1.000 mảnh đá lửa và đầu mũi tên.
Rod McCullagh, một nhà khảo cổ ở Cơ quan lịch sử Scotland nhận xét: "Phát hiện này và đặc biệt là thông tin lấy từ các phân tích trong phòng thí nghiệm đã bổ sung nhiều kiến thức giá trị vào sự hiểu biết của chúng ta, về một danh sách nhỏ nhưng đang ngày càng tăng lên các tòa nhà do những người định cư Scotland đầu tiên dựng nên cách đây 10.000 năm trước".
Ông cũng nói rằng phân tích carbon lấy từ phế tích này cho thấy đây là ngôi nhà cổ nhất từng được phát hiện ở Scotland và vì thế tầm quan trọng của nó càng lớn.
Ngoài các cổ vật kể trên, các nhà khảo cổ còn phát hiện một lượng lớn vỏ hạt dẻ đã cháy thành than, cho thấy chúng là nguồn thực phẩm quan trọng của những người sống trong nhà. Người ta cũng tin rằng ngôi nhà này được dùng để ở theo mùa, có thể là trong các tháng mùa Đông, thay vì có người sống quanh năm.
V.L
Thể thao & văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất